Trại nuôi thực nghiệm thủy sản hơn 8 tỷ đồng bỏ hoang

Trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, có vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng, dừng hoạt động 5 năm nay.

trại nuôi bò
Người dân địa phương lùa bò vào chăn thả trong khuôn viên Trại nuôi thực nghiệm. Ảnh: Đức Hùng

Trại được xây dựng vào đưa vào hoạt động năm 2007, trên diện tích 4 ha ở thôn Ninh Hòa, xã Xuân Phổ, gồm các hạng mục: Dãy nhà điều hành, khu nuôi thực nghiệm, khu sản xuất giống, nhà ở cho cán bộ nhân viên...

Ông Nguyễn Văn Trí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (chủ đầu tư) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, cho biết kinh phí xây dựng trại nuôi thực nghiệm hơn 8 tỷ đồng, trích từ ngân sách. Mục tiêu là nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản và nuôi tôm thực nghiệm trên cát. Cán bộ sẽ phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kết hợp đào tạo và tập huấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình nuôi cho người dân.

Những năm đầu, Trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản chủ yếu nuôi tôm giống trên cát, đã bán thành công một vài lứa; sau đó việc tiêu thụ gặp khó, giá giảm sâu...

Tháng 9/2015, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh ký hợp đồng với đối tác ở nước ngoài cho thuê Trại với thời hạn 5 năm để sản xuất cá mú, cá bơn và một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, với mục tiêu hướng tới xuất khẩu. UBND tỉnh Hà Tĩnh miễn tiền thuê đất trong 3 năm đầu, 2 năm sau doanh nghiệp phải trả cho chủ đầu tư gần 300 triệu đồng mỗi năm theo cam kết.

trại bỏ hoang
Hệ thống nhà xưởng hư hỏng, vật dụng để ngổn ngang. Ảnh: Đức Hùng

Thời điểm trên, đối tác hứa đầu tư 10 tỷ đồng để sản xuất 500.000 con giống mỗi năm, cung ứng cho thị trường Hà Tĩnh và nhiều tỉnh khác. Doanh nghiệp chi 2,9 tỷ đồng cải tạo, sửa sang nhiều hạng mục nhà cửa trên diện tích đất có sẵn để phục vụ cho việc nuôi giống thủy sản. Sau vài tháng, công ty dừng hoạt động khi chuẩn bị đi vào sản xuất, nguyên nhân do vướng mắc về cơ chế và thị trường tiêu thụ gặp khó. Năm 2016, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh ra quyết định chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án.

Cuối tháng 9/2021, trại thực nghiệm không một bóng người qua lại. Cổng chính đóng, tường bao xây xung quanh rêu mốc bám phủ. Bên trong, hàng chục căn phòng của khu nuôi thực nghiệm và sản xuất giống nhếch nhác, các vật dụng dùng nuôi thủy sản để chỏng chơ, hệ thống cửa hư hỏng, mái tôn gió thổi bay tung tóe. Thấy khu đất nhiều cỏ bỏ hoang, người dân đã lùa bò vào chăn thả.

Ông Trần Văn Kỳ, 85 tuổi, trú thôn Ninh Hòa, nói từ khi trại dừng hoạt động có một bảo vệ được Trung tâm Khuyến nông cử trông coi tài sản, những lúc người này đi vắng thường nhờ ông qua lại xem giúp. "Hệ thống cơ sở vật chất nay hư hỏng gần hết. Nếu thấy không còn khả năng phục hồi nữa thì nên giao lại cho địa phương xử lý, kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến lãng phí", ông Kỳ nói.

trại bỏ hoang
Khu nuôi thực nghiệm thủy sản xuống cấp, rêu mốc bám phủ. Ảnh: Đức Hùng

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh Nguyễn Văn Trí, hợp đồng thuê đất giữa chủ đầu tư và đối tác nước ngoài đã kết thúc vào tháng 9/2020. Hiện hai bên chưa thể gặp nhau để làm thủ thanh lý, hoàn trả mặt bằng, trả tiền thuê đất và đóng thuế.

"Chúng tôi đã khởi kiện đối tác lên TAND tỉnh Hà Tĩnh, yêu cầu họ thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng và bàn giao nguyên trạng lại mặt bằng ban đầu", ông Trí nói và cho hay khi sự việc được giải quyết, Trung tâm sẽ huy động nguồn vốn, khôi phục cơ sở vật chất của Trại để làm mô hình nuôi thực nghiệm giống thủy sản.

VnExpress
Đăng ngày 29/09/2021
Đức Hùng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:50 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:50 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:50 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:50 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:50 16/11/2024
Some text some message..