Trăm tấn cá lồng sông Đà sặc nước chết: Lỗi tại dân?

Theo người đại diện thủy điện Hòa Bình, trước khi xả lũ, thủy điện đã báo trước 1 tuần nhưng do người dân chủ quan nên cá mới chết nhiều như vậy.

Trăm tấn cá lồng sông Đà sặc nước chết: Lỗi tại dân?
20 tấn cá chết của một hợp tác xã thuộc huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình). Ảnh: báo Hòa Bình.

Xung quanh thông tin hàng trăm tấn cá lồng ở sông Đà chết do thủy điện xả lũ, chiều ngày 23/7, trao đổi với báo Đất Việt, 1 đại diện của công ty thủy điện Hòa Bình xác nhận sự việc.

Theo người đại diện này, trước khi thủy điện xả lũ đã báo trước 1 tuần nhưng do người dân chủ quan, không có các bước chuẩn bị giúp cá lồng tránh được những nguy cơ này.

"Người nuôi cá phải chuẩn bị máy sục thì cá mới không bị chết khi thủy điện xả nước. Trong đợt xả lũ vừa qua, ở phần hạ lưu bị ảnh hưởng nhiều hơn phần thượng lưu.

Việc cá lồng chết hàng loạt còn do các cửa xả nhanh, xả nhiều nên người dân không chủ động được", người đại diện cho biết.

Cũng theo người đại diện thủy điện Hòa Bình, việc thủy điện xả lũ như này mấy năm mới có 1 lần, lần gần đây nhất vào năm 2013.

Về việc này, trước đó, ông Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình) cho biết, đến 14h ngày 21/7, huyện Kỳ Sơn thiệt hại hơn 35 tấn, thành phố Hòa Bình 16 tấn cá lồng nuôi trên sông Đà. Trong đó có nhiều loại cá đặc sản, như: chiên, lăng, cá trắm đen...

"Chi cục đã lấy mẫu nước phân tích tìm nguyên nhân. Nhận định ban đầu cá bị sặc nước do hồ Hòa Bình xả lũ, dòng chảy sông Đà quá mạnh", ông Son thông tin.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ cho biết, toàn tỉnh Phú Thọ có 444 lồng cá của các hộ dân nuôi trên lưu vực sông Đà.

Cá chết sông Đà, cá chết, nuôi cá lồng, nuôi cá lồng ở Sông Đà, thủy điện

Tính đến 11h trưa ngày 21/7, tại 2 huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ đã có 160 lồng cá nuôi bị thiệt hại, trong đó có 93 lồng có số lượng cá chết trên 70%, 67 lồng có số cá chết từ 30-70%. Tổng số lượng cá chết khoảng 240 tấn, ước tính thiệt hại khoảng hơn 10 tỷ đồng.

"Hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ làm cho nước sông Đà dâng cao, lưu tốc dòng nước lớn. Bên cạnh đó, khi hồ này xả lũ sẽ xuất hiện lượng bùn cát rất lớn, chính vì vậy đã làm cho cá nuôi lồng trên lưu vực sông Đà bị sốc môi trường dẫn đến chết ngạt" - ông Tùng nhận định.

Để đưa các hồ Sơn La, Hòa Bình về mực nước cho phép trong thời kỳ lũ chính vụ, đảm bảo dung tích phòng lũ cho hạ du, từ ngày 18/7, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã yêu cầu Công ty thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả lũ, hồ Sơn La mở một cửa.

Báo Đất Viết
Đăng ngày 24/07/2017
Thanh Đà
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 19:51 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 19:51 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 19:51 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:51 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 19:51 26/12/2024
Some text some message..