Tràn lan nuôi tôm trên cát trái phép

Vùng ven biển huyện Phú Lộc (tỉnh TT-Huế) từ 2 năm lại đây trở thành điểm nóng về nuôi tôm trên cát trái phép, cứ xử lý, đẩy lùi nơi này lại “phình” ra nơi khác. Nuôi tôm trên cát trái phép hiện lan về đến vùng Chân Mây - Lăng Cô, trong khi cơ quan chức năng tỏ ra bất lực về xử lý, cưỡng chế các ao hồ đào nuôi sai quy hoạch.

Tràn lan nuôi tôm trên cát trái phép
Ao hồ hình thành trái phép, nuôi tôm sai quy định tại xã Lộc Vĩnh vẫn hoạt động bình thường mà không hề gặp bất kỳ trở ngại hay ngăn chặn nào từ cấp có thẩm quyền.

Xử lý nơi này, “phình” sang nơi khác

Đầu năm 2015, khoảng 15ha đất vùng cát và rừng phi lao phòng hộ ven biển xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, chỉ trong thời gian ngắn đã bị san phẳng, cày xới ngổn ngang, phá vỡ hiện trạng bức tường xanh che chở xóm làng, để ồ ạt “hô biến” thành hồ nuôi tôm trái phép khiến dân hết sức bức xúc. Sau khi người dân, công luận lên tiếng, vùng nuôi tôm “lậu” này bị đình chỉ. UBND huyện Phú Lộc cũng ban hành quyết định xử phạt hành chính 26 đối tượng nuôi tôm trái phép tại Vinh Mỹ.

Gần 3 năm sau sự việc nói trên, đến nay, công tác khôi phục hiện trạng, trồng rừng khắc phục hậu quả chưa được thực hiện triệt để. Nhiều diện tích sau khi đình chỉ nuôi thì nay vẫn là một vùng cát hoang hóa, hàng nghìn cây lâm nghiệp trồng phục hồi không thể sống sót.

Sau vụ phá rừng nuôi tôm lậu ở Vinh Mỹ, lại có thêm một điểm nóng khác về nuôi tôm trái phép “phình” ra tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, vào giữa năm 2015. Đây là thị trấn du lịch, có vịnh đẹp thế giới Lăng Cô và đầm nước danh thắng Lập An. Cho đến nay, khi đi dọc QL1 qua hết nam hầm đường bộ Phú Gia trở vào trung tâm thị trấn Lăng Cô, không khó để bắt gặp những hồ nuôi tôm chân trắng “chen” giữa những khoảnh đất nhỏ dưới chân đèo, gần cửa hầm, trong khu dân cư, trên đất nông nghiệp, hay ven đầm Lập An. Đa số các hồ nuôi đều không bảo đảm những tiêu chí về môi trường, xả thải… Đến nay, nhiều hồ tôm “vây” danh thắng Lăng Cô dù ngưng hoạt động do thua lỗ, hoặc những lý do khác, nhưng vẫn nham nhở hầm hố, không được cưỡng chế hoàn thổ, trả lại hiện trạng ban đầu.

Ngó lơ cưỡng chế hồ tôm “lậu”?

Trong năm 2017, “dịch” nuôi tôm trên cát trái phép lan mạnh sang xã Lộc Vĩnh, tại vùng tiếp giáp với thị trấn Lăng Cô, với hơn 20 ao nuôi xả thải trực tiếp ra vịnh biển đẹp. Theo Phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc, khu vực nuôi tôm kể trên tại Lộc Vĩnh của các hộ dân diễn ra tự phát, trước sự ngó lơ, thiếu trách nhiệm của chính quyền xã, sau đó để vùng nuôi tôm “lậu” lan rộng. Vùng nuôi này không hề nằm trong quy hoạch của tỉnh, huyện và quy hoạch chi tiết của địa phương, cơ sở ao hồ không bảo đảm điều kiện nuôi, nguy cơ phát tán ô nhiễm, dịch bệnh.

Sau khi để hồ tôm “lậu” hình thành ồ ạt, trong tháng 6/2017, UBND xã Lộc Vĩnh từng ban hành quyết định xử phạt hành chính các chủ đất để xảy ra nuôi tôm trái phép, buộc khôi phục nguyên trạng. “Các đối tượng bị phạt hành chính chưa chấp hành nộp tiền phạt và khôi phục hiện trạng thửa đất, gây bất bình trong cộng đồng dân cư và xã hội”, theo báo cáo của ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng NN&PTNT huyện.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đến tháng 12/2017, vùng nuôi tôm “lậu” ở xã Lộc Vĩnh vẫn hoạt động bình thường, thách thức các quy định pháp luật, và không gặp bất kỳ trở ngại hay sự ngăn chặn, xử lý nào từ chính quyền sở tại hoặc cơ quan chức năng. Việc chậm cưỡng chế các hồ nuôi tôm “lậu” tại Lộc Vĩnh được cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc giải thích phải chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh(!).

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 18/12/2017
Ngọc Văn
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:17 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:17 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:17 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:17 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:17 26/04/2024