Trang trại kiếm hơn tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi cá lăng giống

Sau những lần thất bại, nhờ nuôi cá lăng sinh sản rồi bán cá giống, anh Hiếu (huyện Củ Chi) có thu nhập hơn một tỷ đồng mỗi năm.

Trang trại kiếm hơn tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi cá lăng giống
Cá lăng tử nhỏ đến lớn đều được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, mỗi ngày cho ăn một lần.

Tốt nghiệp khoa Thủy sản - ĐH Nông lâm TP HCM, năm 2010 với số vốn 50 triệu đồng anh Nguyễn Trung Hiếu (32 tuổi, huyện Củ Chi) đào ao nuôi cá lăng. Thời gian đầu tỷ lệ cá sinh sản rất thấp rồi chết hàng loạt khiến anh suýt phá sản.

Sau đó, anh Hiếu mượn tiền bạn bè, vay ngân hàng cả tỷ đồng để dựng lại sự nghiệp. Sau thất bại, hiện anh có trong tay trại cá lăng rộng hơn 3 ha.


Loại cá lăng anh Hiếu nuôi thuộc dòng lăng nha. Đây là một trong những loài cá lăng lớn trong khu vực châu Á, có thể nặng tới 80 ký. Vây đuôi có màu trắng khi cá còn nhỏ và thành màu đỏ tươi khi cá dài khoảng 15 cm.


Tuy nhiên, thay vì chọn cách nuôi cá lăng lớn rồi bán thì anh Hiếu lại nuôi cá giống. "Do ở Sài Gòn không có hồ lớn, sông có dòng chảy yếu, nước không sâu nên rất khó để làm nhà bè nuôi loại cái này lấy thịt. Vì vậy tôi chọn cách nuôi cá lăng sinh sản rồi bán giống cá sẽ hiệu quả hơn", ông chủ trại cá giải thích.


Theo đó, cá bố mẹ đạt chuẩn phải 30 - 36 tháng tuổi, nặng từ trung bình 3 ký. Mỗi năm, anh nhập khoảng 4 tấn cá giống về nuôi sinh sản, với giá trung bình khoảng 120.000 đồng một ký.


"Cá bố mẹ khi nhập về được thả xuống ao rộng hơn 1.000 m2, sâu gần 3 m để dưỡng lại trong một năm thì mới kích thích cho cá sinh sản. Do nuôi lấy giống nên cứ một mét vuông mặt nước chỉ thả hai con", anh Hiếu chia sẻ.


Bình quân một con cá lăng khi sinh sản sẽ đẻ được khoảng 300 gram trứng và nở ra cỡ 25.000 cá con (cá bột), đạt tỷ lệ 90% nở thành công. Những tháng mùa mưa cá ít trứng nên 10 ngày sẽ phối giống một lần.


Cá bột được nuôi trong bể xi măng có hệ thống sục ôxy, lọc nước trong khoảng 10 ngày trước khi được thả xuống xuống ao. "Thức ăn sạch, nước và ao không ô nhiễm là điều kiện hàng đầu để cá có thể sống tốt nhất. Vì vậy nguồn điện luôn đảm bảo để có hệ thống ôxy cho cá", anh nói.

Trang trại chủ yếu cung cấp cho thị trường cả nước cá lăng nha bột (khoảng 7 ngày tuổi) và cá lăng nha giống (khoảng 20 ngày tuổi) với số lượng lên đến hàng trăm nghìn con mỗi tuần, tùy theo đơn hàng khách mua. Giá bán cá bột là 100 đồng mỗi con và cá giống là 2.000 đồng mỗi con có kích thước bằng ngón tay.


Những con cá bố mẹ được nuôi ba năm, đạt trọng lượng khoảng 5 ký, anh Hiếu bán ra thị thường với giá 130.000 đồng một ký, thùy theo thời giá. "Sau chừng ấy thời gian nuôi, cá sinh sản khoảng 10 lần thì thoái hóa giống nên bán cho mấy nhà hàng, tính ra vẫn có lời", anh Hiếu cho biết.

Sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh Hiếu thu nhập được hơn 1 tỷ đồng từ bán cá lăng giống.

VnExpress
Đăng ngày 16/07/2018
Quỳnh Trần
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:45 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:45 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:45 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:45 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:45 06/02/2025
Some text some message..