Tránh rủi ro cho con tôm

Được coi là nước có thế mạnh về thủy sản nhất là con tôm nhưng lâu nay chúng ta chưa có được một cơ sở sản xuất tôm giống nào theo chứng nhận an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Để hạn chế bất cập này và hạn chế rủi ro cho tôm xuất khẩu, Bộ NN&PTNT đang có kế hoạch đến năm 2017 sẽ có doanh nghiệp sản xuất tôm giống theo tiêu chuẩn OIE.

rủi ro nuôi tôm
Để đón định và đưa con tôm ra thị trường lớn thì vấn đề chứng nhận an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE là hết sức quan trọng.

Theo tính toán, hiện nay tôm Việt đang đứng trước những lợi thế nhất là về thị trường. Nhu cầu về tiêu thụ tôm trên thế giới ngày một lớn nên con tôm của chúng ta đang hướng ra một thị trường lớn, có đến 7 tỷ người ăn. Nói về lợi thế ngành tôm, riêng trong khối ASEAN, nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam đang có trong tay một thị trường có tới 600 triệu dân.

Vì vậy, việc nuôi trồng tôm bây giờ của chúng ta không chỉ phục vụ cho 90 triệu dân trong nước mà còn cho cả 600 triệu người. Việt Nam đã tham gia tới 15 hiệp định thương mại tự do.

Để đón định và đưa con tôm ra thị trường lớn thì vấn đề chứng nhận an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE là hết sức quan trọng. Tuân thủ theo OIE không những nâng cao vị thế chất lượng tầm tôm Việt mà còn tránh được rủi, kể cả phải trả về như một số mặt hàng khác.

Theo đó, kế hoạch sẽ phấn đấu xây dựng thành công các cơ sở nuôi tôm có chuỗi sản xuất theo OIE và theo yêu cầu của nước nhập khẩu để có thể xuất khẩu tôm nguyên con và các sản phẩm tôm của Việt Nam đi các nước trên thế giới.

Ngoài việc nghiên cứu, tổng hợp, phổ biến thì còn là hướng dẫn các doanh nghiệp nuôi tôm về các quy định của OIE và các nước.

Theo kế hoạch, phấn đấu kết thúc năm 2017, có ít nhất 10% số cơ sở sản xuất tôm giống có quy mô sản xuất mỗi năm trên 1 tỷ tôm giống đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định.

Cũng theo kế hoạch này, phấn đấu trong năm 2017, có ít nhất 1 doanh nghiệp là cơ sở nuôi tôm có chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE để có thể xuất khẩu tôm nguyên con và các sản phẩm tôm đi các nước.

Để thực hiện Kế hoạch, Bộ NN&PTNT yêu cầu Cục Thú y xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh quốc gia.

Đồng thời tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương và các cơ sở nuôi tôm thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh, nhằm bảo đảm các yêu cầu để cơ sở nuôi tôm có chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn dịch bệnh được chứng nhận theo tiêu chuẩn của OIE và Thông tư số 14.

Báo cáo của các địa phương, tính đến thời gian này, diện tích tôm sú của cả nước ước đạt 582.700ha, tăng 0,6% so vời cùng kỳ, sản lượng ước đạt 174.400 tấn. Trong số đó, diện tích tôm sú tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 562.501ha (tăng 1,3%), sản lượng ước đạt 169.012 tấn (giảm 4,7%).

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng xuất khẩu tôm nhờ nhu cầu ổn định từ các thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và giá tôm thế giới có xu hướng tăng trong bối cảnh nguồn cung thế giới sụt giảm. 

Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 25/11/2016
Phương Nguyên
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 12:29 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 12:29 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 12:29 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 12:29 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 12:29 18/11/2024
Some text some message..