Trị ký sinh trùng trên cá bằng lá cây tiêu

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ nhiều viện nghiên cứu ở Brazil đã kiểm tra tiềm năng của tinh dầu (EO) được tạo ra từ 1 loài tiêu để bổ sung vào thức ăn cho cá như một cách kiểm soát giun tròn trên cá. Kết quả của họ được đăng trên tạp chí Aquaculture.

Trị ký sinh trùng trên cá bằng lá tiêu
Tiêu cay - là một loài trong họ hồ tiêu. Ảnh: keyserver

Tại sao sử dụng tinh dầu từ lá tiêu Piper aduncum?

Hiện nay, thiệt hại về kinh tế vì dịch bệnh do ký sinh trùng gây ra trong ngành nuôi trồng thủy sản là rất lớn do đó nó được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.

Giun tròn Hysterothylacium sp là một trong những loài ký sinh phổ biến trên cá và chịu trách nhiệm về những tổn thất kinh tế đáng kể trong việc sản xuất một số loài cá như cá rồng Arapaima gigas. Ký sinh trùng thường gây hại cho cá con và tỉ lệ chết cao nhất là trong giai đoạn cá nhỏ. Tỉ lệ nhiễm giun trong trong cá nuôi khá cao, giun tròn gây tắc ruột, giảm thèm ăn gây thiệt hại đáng kể về kinh tế trong sản xuất cá. Ngoài gây bệnh cho cá nuôi, giảm sản lượng, gây chết cho cá và ký sinh trùng này còn nảy sinh mối quan ngại cho sức khỏe cộng đồng do đây là bệnh có thể lây truyền sang người. Sự hiện diện của ấu trùng giun tròn trên cá có thể kích thích phản ứng miễn dịch tế bào, dịch thể và kích thích hệ thống miễn dịch dẫn đến dị ứng hoặc biểu hiện tiêu hóa.

Ở Việt Nam những Loài giùn tròn như Hysterothylacium aduncum ký sinh trên nhiều loài cá và có 3 loài cá mú nuôi ở tỉnh Khánh Hòa; Loài Hysterothylacium chorinemi ký sinh trên Cá ngân và Cá bè xước biển Việt Nam (Arthur & Bui Quang Te, 2006); Hysterothylacium longilabrum ký sinh duy nhất trên cá dìa ở Quảng Bình và nhiều vùng biển khác của Việt Nam... 


Ghi nhận ban đầu về ấu trùng giai đoạn ba của ký sinh trùng Hysterothylacium sp được tìm thấy trong ruột, dạ dày của cá con chưa trưởng thành.

Một số hóa chất đã được sử dụng để kiểm soát nội ký sinh và ngoại ký sinh trên cá. Tuy nhiên, những giải pháp này có những hạn chế bao gồm chi phí cao, khả năng gây độc và khả năng phát triển sự kháng thuốc cùng với những rủi ro cho môi trường.

Do đó, các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu như một sự thay thế. Brazil, nơi có đa dạng sinh học thực vật lớn nhất hành tinh với truyền thống thường sử dụng cây thuốc để điều trị các bệnh khác nhau và họ đang tận dụng tiềm năng này để sản xuất liệu pháp thực vật nhằm kiểm soát dịch bệnh trong các lĩnh vực nuôi trồng khác nhau, bao gồm cả nuôi cá.

1 loài hồ tiêu hoang dại danh pháp khoa học là Piper aduncum nó có nguồn gốc ở miền Nam Mexico, vùng Caribê và phần lớn vùng nhiệt đới Nam Mỹ và ở châu Á.

Tiêu Piper aduncum là một trong những cây trồng được quan tâm để sử dụng liệu pháp thực vật vì chúng phân bố rộng rãi trong khu vực và tinh dầu có tác dụng dược lý liên quan đến khả năng kiểm soát sâu bệnh và vi sinh vật. Nó được chứng minh có khả năng diệt côn trùng, diệt khuẩn, diệt nhuyễn thể, diệt nấm và ký sinh trùng.

Tinh dầu của tiêu P. aduncum bao gồm các loại hydrocarbon monoterpene, sesquiterpene và phenylpropanoid thường được tìm thấy trong các loài thuộc họ tiêu Piperaceae, và nồng độ của nó trong lá có thể thay đổi từ 0,25 đến 4%. Tuy nhiên ít có nghiên cứu về hiệu quả và ảnh hưởng của nó đối với cân bằng sinh lý trong cá.

Bổ sung tinh dầu tiêu cay trị ký sinh trùng trên cá

Trong một thử nghiệm ngon miệng, 60 cá được cho một trong năm chế độ ăn thử trong thời gian 7 hoặc 15 ngày. Chế độ ăn được tạo ra với sự kết tinh dầu tiêu Piper aduncum EO ở mức 0, 32, 48, 64 và 80ml/kg thức ăn. Tinh dầu được bổ sung bằng cách phun lên viên thức ăn thương mại.

Cá được cho ăn hai lần mỗi ngày, với thức ăn bổ sung tinh dầu lá tiêu vào lần ăn thứ 1 (buổi sáng), riêng chế độ ăn đối chứng thì không bổ sung tinh dầu, và trong lần cho ăn thứ hai (buổi chiều) cá nhận chế độ ăn không bổ sung tinh dầu.

Tinh dầu được sử dụng trong các thử nghiệm được tạo ra từ lá của cây tiêu Piper aduncum. Một mẫu tinh dầu được tạo ra cũng được phân tích để xác định thành phần hóa học của nó.

Vào cuối giai đoạn cho ăn, các mẫu cá từ mỗi nhóm được thu thập để kiểm tra các thông số máu và phân tích ký sinh trùng. Cá đã được thu hoạch và nội tạng của chúng được thu thập để kiểm tra.

Kết quả: Nhìn chung, việc sử dụng EO đã cho thấy thấy sự hiện diện ký sinh trùng giảm rỏ rệt. Tinh dầu EO của tiêu P. aduncum chứng minh khả năng kháng giun tròn trong việc kiểm soát ấu trùng giun tròn mà không ảnh hưởng đến cân bằng nội môi của cá.

Việc đánh giá tinh dầu tìm thấy hai hoạt chất chính dillapiole và trans-caryophyllene.

Thử nghiệm ngon miệng cho thấy cá nhận thức ăn với số lượng lớn nhất của EO có lượng thức ăn bổ sung thấp nhất. Nó đã được xác định rằng nồng độ cao nhất 80ml / kg - của EO làm cho thức ăn ít ngon miệng hơn cho cá, làm giảm sự ăn uống của thức ăn bổ sung. 

Trên các thử nghiệm để đánh giá hiệu quả, thức ăn có chứa lên tới 64mL / kg tinh dầu lá tiêu P. aduncum có thể được áp dụng vì việc ăn ở các mức này không khác biệt đáng kể với tỷ lệ ăn của cá trong nhóm đối chứng (không có EO) Hơn nữa, 100% sự sống còn của cá đã được quan sát thấy trong 7 và 15 ngày thử nghiệm trong tất cả các phương pháp điều trị.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cường độ và sự phong phú của các ký sinh trùng trong cá bị nhiễm bệnh đã được giảm xuống khi nhiều tinh dầu được thêm vào chế độ ăn. Kết quả xác nhận hiệu quả kháng giun sán của tinh dầu lá tiêu P. aduncum trong việc kiểm soát ấu trùng của giun tròn Hysterothylacium sp. ở cá rồng pirarucu vị thành niên. Sự kiểm soát ký sinh trùng giun tròn trên cá rồng được cho là hoạt động của hoạt chất dillapiole - là thành phần hoạt chất chính trong chiếm hơn 92% thành phần tinh dầu của lá tiêu Piper aduncum.

Báo cáo cho thấy chiết xuất dillapiole từ tinh dầu lá tiêu Piper aduncum có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản nhằm trị nội ký sinh trùng cho cá. Tuy nhiên liều lượng càng cao thì sự thèm ăn của cá càng giảm do đó cần bổ sung kèm với các phụ gia khác nhằm tăng sự bắt mồi cho cá như dầu gan mực…

https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2018.04.062

Amanda Curiel Trentin Corral và cộng sự 2018: Control of Hysterothylacium sp. (Nematoda: Anisakidae) in juvenile pirarucu (Arapaima gigas) by the oral application of essential oil of Piper aduncum.

Đăng ngày 20/09/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 19:09 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 19:09 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 19:09 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:09 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 19:09 23/12/2024
Some text some message..