Triển khai quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa

TP. Cam Ranh đang triển khai quy hoạch phát triển thủy sản theo Quyết định (QĐ) 1788 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.

Triển khai quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa
Mật độ nuôi hải sản bằng lồng bè dày đặc trên vịnh Cam Ranh.

Quy định tạm thời

Thời gian qua, TP. Cam Ranh gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai QĐ 395 (ngày 2-2-2018) của UBND tỉnh về quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) lồng bè trên biển. Tuy các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhưng tình hình không chuyển biến. Ông Trần Đức Hòa - Phó Bí thư Đảng ủy phường Cam Phúc Nam cho hay, mỗi lần triển khai chủ trương này ngư dân không đồng ý, thậm chí còn phản đối với những lý do vùng quy hoạch xa, khó quản lý, tốn kém chi phí đi lại, vận chuyển, bảo vệ. Trong khi đó, phương tiện đi lại của ngư dân chủ yếu là ghe nhỏ, không đảm bảo an toàn, nhất là mùa mưa bão. Bên cạnh đó, người dân còn cho rằng các vùng quy hoạch tại Cam Lập, Cam Bình chưa hiệu quả, bởi có lúc thủy sản vẫn mắc bệnh, chết hàng loạt.

Được biết, tại khu vực biển của phường Cam Phúc Nam hiện nay mật độ NTTS rất dày, ngăn cản đường vận chuyển của các phương tiện thủy và gây ô nhiễm. Theo thống kê, toàn phường có 411 bè, 5.711 lồng, trong đó người dân sở tại 333 bè, 4.399 lồng. Theo ông Hòa, việc vận động di dời lồng bè gặp khó nhưng tuyên truyền chuyển đổi nghề nghiệp còn khó hơn. Người dân quen với tập quán tự do, nay chuyển sang công việc mới họ không mặn mà. Bên cạnh đó, còn có số lồng bè từ nơi khác đến “định cư” nên rất khó kiểm soát.

Bà Nguyễn Thị Châu Pha - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Linh cho biết, công tác vận động, di dời lồng bè sang vùng quy hoạch tạm thời gặp bế tắc, thậm chí người dân còn cho rằng nếu Nhà nước không cho nuôi nữa thì họ bỏ nghề chứ không thể nuôi tại vùng quy hoạch với nhiều bất tiện. Hiện tại, mật độ NTTS tại khu vực phường còn gia tăng hơn trước, ước hơn 4.600 lồng nuôi, chủ yếu là các đối tượng tôm hùm, cá biển.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế Cam Ranh, thành phố đã triển khai lấy ý kiến chuyển đổi nghề nghiệp nhưng số đăng ký đào tạo nghề rất ít và không thực tâm nên vấn đề này cũng không thể triển khai.

Quy hoạch chi tiết vùng nuôi mới

Theo QĐ 395, Cam Ranh có 3 vùng nuôi là: vùng nước đảo Bình Ba (gồm vùng hiện hữu 100ha và vùng quy hoạch tây Bình Ba nuôi cá 80ha), vùng nước Cam Lập 500ha và vùng nước Bình Hưng 30ha. Còn theo quy hoạch mới (QĐ 1788), giữ toàn bộ các khu vực trên, chỉ bỏ vùng nuôi tây Bình Ba 80ha.

Để thực hiện quy định mới, hiện nay, TP. Cam Ranh triển khai quy hoạch chi tiết vùng nuôi Cam Lập 500ha nhằm cụ thể hóa các nội dung. Thành phố đặt hàng Viện Hải Dương học thực hiện đề tài này. “Cam Lập khó về nguồn nước bởi đây là hạ du của hồ Sông Trâu (tỉnh Ninh Thuận). Mỗi lần hồ xả lũ, lượng nước ngọt về rất lớn làm biến đổi đặc tính nguồn nước, có thể gây sốc thủy sản, không thể quy hoạch để nuôi tôm. Cam Bình vướng trường bắn của Vùng 4 Hải quân, đồng thời là vành đai bảo vệ của mặt nước quốc phòng nên cần phải xác định thật cụ thể. Kinh phí lấy từ ngân sách nhưng thực hiện thế nào là do Phòng Tài chính tham mưu nguồn vốn”, ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Kinh tế Cam Ranh nói.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Minh Sang - Trưởng khoa NTTS, Viện Hải dương học Nha Trang, viện cần đánh giá toàn bộ vùng nuôi 500ha tại Cam Lập, nghiên cứu đặc điểm sinh thái đối tượng nuôi, điều tra khảo sát biến động môi trường, nguồn Oxy, dự trữ thức ăn, khả năng trao đổi nước, sức tải thủy vực… Từ đó, đề xuất đối tượng nuôi phù hợp và xây dựng phần mềm quản lý. Hiện tại, viện chỉ mới dừng ở bước lập kế hoạch.

Như vậy, Cam Ranh đang chuyển mạnh sang thực hiện quy định về phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2025 định hướng đến 2035 với bước đi ban đầu là nghiên cứu kỹ các vùng nuôi theo quy hoạch mới làm tiền đề phát triển kinh tế thủy sản.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 16/10/2018
V. Lạc
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 23:25 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 23:25 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 23:25 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:25 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 23:25 23/12/2024
Some text some message..