Triển vọng cứu vớt loài tôm

Gần đây nghiên cứu đến từ một loại thảo dược truyền thống có nguồn gốc từ Trung Quốc, các chất dinh dưỡng được thu hồi từ bụi của loài thực vật này sẽ giúp mang nhiều lợi ích về mặt sinh học và được chứng minh là có thể bảo vệ loài tôm khỏi sự bùng phát WSSV- bệnh đốm trắng và AHPND- bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Tôm thẻ chân trắng
Nghiên cứu có những tinh chỉnh đặc biệt giúp cải thiện khả năng phòng bệnh trên tôm. Ảnh: Tepbac

Loài thực vật bí ẩn giúp ngăn ngừa bệnh trên tôm 

Camellia sinensis (còn gọi là chè hay trà) – là loài cây mà lá và chồi được sử dụng để sản xuất trà, các sản phẩm như trà xanh, trà ô long, trà đen,..tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng ở các mức độ oxy hóa khác nhau. Loài thực vật này có xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ. Lá trà được dùng trong Đông y để trị hen phế quản (như một loại thuốc trị hen suyễn), nhiệt miệng, đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoài, là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân. 

Camellia sinensis

Camellia sinensis thường được sử dụng để sản xuất trà. Ảnh: Raw Forest Foods

Diễn biến cuộc nghiên cứu 

Trong số những tác nhân gây bệnh tàn phá nhất mà ngành nuôi tôm toàn cầu phải đối mặt , bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND - Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease) và virus hội chứng đốm trắng (WSSV - White Spot Syndrome Virus) là hai chứng bệnh gây thiệt hại nhiều nhất, làm cho các nhà nghiên cứu phải đau đầu và hiện khiến ngành này thiệt hại hơn 3 tỷ USD mỗi năm. 

Những thách thức trong các cuộc thử nghiệm gần đây tại Cơ sở nghiên cứu nuôi trồng thủy sản của Đại học Arizona, các nhà khoa học đang điều tra xem liệu catechin (một loại chất chống oxy hóa được chiết xuất từ lá trà xanh) có trong cây Camellia sinensis có khả năng tiêu diệt các gốc mầm bệnh tự do nguy hiểm trong phạm vi hoạt động rộng hơn của các loài hay không và có mang lại hiệu quả phòng bệnh, bảo vệ tôm nuôi trong việc chống lại các bệnh do vi khuẩn và vi rút này gây ra. 

Gần đây nhất, một cuộc thử nghiệm đã được tiến hành nhằm tạo ra cách cung cấp các chất dinh dưỡng từ loài thực vật này cho một loạt các loài nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả tôm thẻ chân trắng sao cho hiệu quả nhất. Trước khi thử nghiệm, trong chất lỏng – sự phân hủy này là một trong những hạn chế chính, gây cản trở hiệu quả của catechin. 

Bệnh trên tôm

Các chuyên gia đã phát triển thành công một lớp phủ polyme dược phẩm để ngăn chặn sự phân hủy nhanh chóng của catechin. Ảnh: Tepbac

Trong quá trình thử nghiệm, các catechin phủ polyme được trộn vào thức ăn thương mại cho tôm, trước khi cho tôm tiếp xúc với một trong hai mầm bệnh. Hai thử nghiệm với AHPND, trung bình 60% số tôm được cho ăn 0,28 gam có catechin trên 1 kg thức ăn sống sót so với 5% của tôm được cho ăn thức ăn thương mại thông thường. Ở lần đầu tiên, 30% tôm sống sót và có 2 cá thể chết do ăn thịt lẫn nhau và có 90% tôm sống sót vào lần thứ hai. Trong khi đó, trong thử nghiệm WSSV, mặc dù tất cả tôm bị nhiễm bệnh đều đã chết nhưng những con được cho ăn chế độ ăn có chứa catechin phủ polyme có thể sống đến tám ngày sau khi tiếp xúc với vi-rút so với những con có chế độ ăn thông thường đã chết vào cuối ngày thứ nhất. 

Kết quả cho ra rất ấn tượng theo đó sẽ có một số tinh chỉnh đặc biệt giúp cải thiện khả năng phòng bệnh trên tôm, bằng cách giảm kích thước của các hạt polyme để tôm có thể dễ dàng tiêu thụ, đồng thời cũng sẽ tăng nồng độ của các hoạt chất dự phòng với hy vọng sẽ đạt được kết quả phòng ngừa cao hơn với AHPND và ít nhất 50% với WSSV thông qua kích thước hạt nhỏ hơn và catechin mới được phủ polyme. 

Những thách thức đằng sau dự án 

Lợi ích sức khỏe của catechin trong trà đã được ghi nhận rộng rãi về khả năng tiêu diệt các gốc tự do nguy hiểm trong tế bào người và động vật. Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học trước đây, tác động của chúng giảm đi rất nhiều do sự phân hủy và chuyển hóa nhanh chóng thông qua đường miệng.

tôm thẻ
Catechin có tác dụng với cả tôm lẫn con người. Nhưng vẫn cần nghiên cứu để đưa chúng vào máu mà không bị chuyển hóa. Ảnh: Tepbac

Tuy nhiên, nhờ các kỹ thuật khoa học như phủ polymer nên thời hạn sử dụng của catechin có thể được kéo dài thêm vài năm, qua đó cũng có sự cải thiện tác dụng trên một loạt loài, bao gồm cả con người khi sử dụng chúng. Nhưng thách thức đặt ra là làm cách nào để đưa chúng vào máu mà không bị chuyển hóa hoặc thoái hóa, trong các nghiên cứu lâm sàng với cả người và động vật, được biết catechin dự phòng chỉ hoạt động trong hơn 48 giờ. 

Đăng ngày 29/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:20 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:20 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:20 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:20 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:20 29/03/2024