Triển vọng những mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mới

Liên tiếp 2 vụ nuôi của năm 2011 và 2012, dịch bệnh không ngớt hoành hành, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm khiến tỷ lệ hộ nuôi tôm thành công trở nên ít dần. Trong bức tranh không mấy sáng sủa đó, những mô hình nuôi tôm thành công ở tỉnh Sóc Trăng theo hướng an toàn sinh học rất đáng được quan tâm, đúc kết để tìm ra quy trình nuôi mang lại hiệu quả cao.

nuoi-tom-the-chan-trang
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Ảnh D.Phong

Từ quy trình mới...

Mấy ngày nay, dù mức độ không còn trầm trọng như lúc đầu vụ, nhưng tình hình thiệt hại tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra ở vùng nuôi tôm thuộc phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Vậy mà, gặp chúng tôi, anh Nguyễn Văn Lĩnh, ở khóm Trà Niên, phường Khánh Hòa, cười tươi rói nói: "Đầu vụ tôm chết nhiều quá, tôi không có thả! Chỉ mới thả nuôi cách nay được hơn 80 ngày, tôm đã vô 58 con/kg hết rồi! Vụ này coi như tiếp tục khỏe!". Thấy chúng tôi có vẻ chưa tin, dẫn chúng tôi vào vuông tham quan, anh Lĩnh khoe: "Sau khi thất bại vụ nuôi tôm sú, năm ngoái, tôi thả lại tôm thẻ chân trắng rất thành công. Năm nay, tôi tiếp tục thả nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng theo quy trình mới". Quy trình mà anh Lĩnh nói thuộc mô hình "CPF-Turbo Program". Như anh Lĩnh giải thích: "Mô hình này không khó! Chỉ cần người nuôi có sổ ghi chép tỉ mỉ, tuân thủ đúng quy trình, đúng quy định, khả năng thành công sẽ rất cao".

Anh Thái Văn Hội, ngụ xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: "Dù giá tôm thẻ chân trắng năm nay xuống thấp, nhưng tôi cũng vừa kịp thu lãi 212 triệu đồng trên diện tích nuôi 6.000m2. Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi trong suốt thời gian vừa qua, có được lời như vậy là rất tốt!". Cũng ở xã Vĩnh Hải, anh Vương Hồng Xương (hay gọi là anh Sen) cũng nuôi tôm thẻ theo quy trình của mô hình CPF-Turbo Program trên diện tích ao 5.000m2, với 200.000 con post. Sau thời gian nuôi 84 ngày, anh Sen thu hoạch 3.750kg tôm cỡ 46con/kg và thu lãi được 222 triệu đồng.

...Đến "ngôi nhà xanh" cho ao ương

Để hiểu rõ hơn về quy trình theo mô hình CPF-Turbo Program, chúng tôi hỏi thăm những hộ nuôi tôm và tìm gặp ông Nguyễn Tấn Hòa, Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Hòa cho biết: "Đây là chương trình phòng bệnh tổng hợp, gồm 4 yếu tố: Thứ nhất, con giống phải đảm bảo chất lượng do C.P cung cấp (sạch bệnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, đồng đều). Thứ hai, thức ăn (cũng của C.P) chất lượng ổn định, không chứa các chất cấm theo quy định, đạt tiêu chuẩn Global GAP. Thứ ba, phải áp dụng hệ thống an toàn sinh học trong ao nuôi tôm (có hệ thống lưới ngăn chim, bạt ngăn cua, hệ thống khử trùng trước khi cho nước vào ao nuôi và phải có ao chứa nước lắng, xử lý). Cuối cùng là quản lý ao nuôi cho tốt". Theo ông Hòa, hiện tại, trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, Công ty Cổ phần C.P đang áp dụng mô hình "CPF-Turbo Program" cho 40ha với trên 60 ao nuôi. Trong đó đã có 32 ao thu hoạch, tỷ lệ thành công trên 95%, đặc biệt tỷ lệ tôm thẻ chân trắng sống trung bình từ những ao thử nghiệm trên 90%.

Anh Quách Học Minh, ở phường Khánh Hòa, vốn chưa từng nuôi tôm cũng có được thành công từ quy trình này. Anh Minh cho biết: "Năm ngoái, tôi nuôi cá kèo lỗ 600 triệu đồng. Sau đó có người bạn rủ nuôi tôm thẻ chân trắng nên tôi nuôi thử hai ao vào cuối năm 2011 và lời trên 300 triệu đồng. Đầu năm 2012, tôi làm tiếp 2 ao theo qui trình "CPF-Turbo Program" của Công ty C.P và lời gần 400 triệu đồng". Được sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần C.P, anh tiếp tục triển khai mô hình "CPF-Green House", hay còn gọi là "Ngôi nhà xanh" cho ao ương. Đây là mô hình mới nhất do Công ty Cổ phần C.P thử nghiệm tại ĐBSCL. Theo giải thích của anh Minh, mục đích của mô hình này là giảm rủi ro trong tháng nuôi đầu tiên mà các vùng nuôi tôm đang gặp phải. Đó là giảm tỷ lệ tôm chết do hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay tên mới được thế giới công bố là hội chứng gan tụy cấp tính (AHPNS). Mô hình cũng giúp giảm chi phí, tăng vụ nuôi. Với quy trình theo mô hình "CPF-Green House", anh Minh đã thả nuôi 350.000 post tôm thẻ chân trắng trong ao ương 1.000m2. Sau 26 ngày, tôm đạt kích cỡ khoảng 700con/kg, tỷ lệ sống gần 100% và được sang qua ao nuôi. Ông Nguyễn Tấn Hòa, Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, giải thích thêm: "Sau khi sang qua ao nuôi, chỉ cần thêm 2 tháng nữa tôm nuôi sẽ đạt kích cỡ 45con/kg. Kích cỡ này đảm bảo an toàn cho người nuôi".

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi chưa xác định được tác nhân, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo người nuôi tôm nên áp dụng quy trình phòng bệnh tổng hợp cho tôm nuôi (hay còn gọi là nuôi an toàn sinh học). Như vậy, với việc đưa quy trình "CPF-Turbo Program" và "CPF-Green House", Công ty cổ phần C.P Việt Nam đã hiện thực hóa khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh và bước đầu đã mang lại thành công cho người nuôi tôm.

Báo điện tử Cần Thơ
Đăng ngày 04/09/2012
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:02 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 02:02 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 02:02 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:02 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 02:02 19/12/2024
Some text some message..