Triển vọng nuôi thương phẩm và sản xuất giống cá lóc, cá rô đầu vuông

Cá lóc (cá chuối/ cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.

trang trại cá lóc
Cơ sở sản xuất cá lóc giống tại xã Quảng Tân (Quảng Xương).

Trước tình hình đó, năm 2010 Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã xây dựng mô hình nuôi nhân tạo cá lóc, cá rô đầu vuông theo hướng thương phẩm.

Qua rất nhiều thất bại ban đầu tại các mô hình khảo nghiệm, các cơ quan chức năng nói trên, các nhà khoa học đã dần đúc rút được kinh nghiệm, ương nuôi thành công trên nhiều địa phương trong tỉnh. Sự thành công đó đã trở thành dự án khoa học cấp tỉnh của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa và đã tạo ra một hình thức nuôi mới (trên bể xi-măng), cho hiệu quả kinh tế cao.

Riêng cá rô đầu vuông, năm 2010 được di nhập giống từ các tỉnh miền Tây Nam bộ để nuôi thử nghiệm. Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức sản xuất nhiều mô hình trình diễn tại xã Quảng Đại (Quảng Xương), Thiệu Tâm (Thiệu Hóa) với mật độ 15 con/m2, sử dụng thức ăn viên nổi. Kết quả bước đầu sau 4 tháng nuôi, cá rô đã đạt từ 80 đến 100g/con, năng suất cao nhất đạt 15 tấn/ha/vụ. Từ những thành công ban đầu, năm 2012, loại cá này đã được triển khai nuôi thâm canh trên diện rộng tại 6 huyện trong tỉnh, gồm: Nông Cống, Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Như Thanh, Đông Sơn. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân, hộ nông dân trên toàn tỉnh đã tự đầu tư, nuôi cá thương phẩm (được Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa hỗ trợ các thông tin, tài liệu kỹ thuật). Qua các mô hình thâm canh tại 6 huyện nói trên, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng cá đạt từ 80 đến 200g/con sau 1 lứa nuôi (từ 100 đến 123 ngày). Những lứa cá thu hoạch vào cuối năm 2012 âm lịch vừa qua, năng suất đạt 60 tấn/ha/vụ, trung bình toàn tỉnh đạt 30 tấn/ha/vụ. Hộ ông Lê Văn Lợi, xã Đông Quang (Đông Sơn) thả nuôi trên diện tích 450 m2, chi phí hết 1,2 tấn thức ăn công nghiệp và 500 kg lúa ủ mầm, thu được 1,3 tấn cá thương phẩm. Giá cá trung bình tại thời điểm xuất bán đạt 44.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, ông có lãi 27 triệu đồng/vụ nuôi. Gia đình anh Nguyễn Văn An (xã Hà Đông, huyện Hà Trung) thu được 1,2 tấn cá/400 m2 mặt nước ao nuôi. Theo tính toán của anh An, sau khi trừ chi phí còn lãi 24 triệu đồng. Tương tự, hộ ông Lê Minh Định, ở huyện Thạch Thành cũng có lãi trên 12 triệu đồng sau khi thu hoạch lứa cá tại ao nuôi rộng 600 m2.

Với giống cá lóc, hiện đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng trên địa bàn tỉnh. Đây là giống cá dễ nuôi, nuôi được với mật độ cao, thời gian nuôi ngắn, chất lượng thịt ngon, cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa thích. Hiện tại, năng suất cá lóc có thể đạt 20 tấn/ha với hình thức nuôi ao và trên 100 tấn/ha với hình thức nuôi bể. Đáng nói, có thể tận dụng các loài cá tạp từ khai thác trên biển làm thức ăn cho cá lóc nên chi phí nuôi rẻ, lãi cao. Hiện nay, đã có hàng trăm hộ nông dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng ven biển thuộc các huyện, thị xã: Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Sầm Sơn, Nga Sơn đã nhân rộng mô hình nuôi cá lóc trên bể xi-măng. Nhiều hộ nuôi cá lóc đã trở thành điển hình làm kinh tế tại địa phương. Đơn cử như hộ các ông: Ngô Hữu Hòa, Nguyễn Văn Nghi, ở xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn); hộ anh Cao Văn Thắng, ở xã Quảng Đại (Quảng Xương)... Tại các huyện Đông Sơn, Hà Trung, Triệu Sơn, Yên Định, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa, Thạch Thành và TP Thanh Hóa, nhiều gia đình nuôi trong ao đất, cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, giá cá lóc xuất bán từ 42 đến 65.000 đồng/kg, người nuôi có lợi nhuận từ 30 đến 50% tổng chi phí.

Giai đoạn đầu, việc nuôi thương phẩm chưa mấy hiệu quả bởi giống cá trên phải di nhập từ miền Nam. Ngoài việc phải mua giống giá cao do chi phí vận chuyển, tỷ lệ cá sống sau thả rất thấp vì sự khác biệt khí hậu. Nhiều ao nuôi, bể nuôi, cá chỉ sống trên 10% khiến người nuôi có lãi ít. Việc sản xuất các giống cá nói trên ngay tại Thanh Hóa là rất cần thiết. Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã bắt tay vào khảo sát, kiểm tra thực địa về ao cho sinh sản, ao ương giống, nguồn nước, sau đó mời các chuyên gia từ Đại học Cần Thơ ra Thanh Hóa tư vấn, cùng nghiên cứu sản xuất giống. Sau nhiều thất bại, như: không đạt được con giống nào ở mô hình tại gia đình ông Nguyễn Bá Hoàn (xã Nga Hải, huyện Nga Sơn); tỷ lệ cá con chết cao tại các mô hình ở Tĩnh Gia, Quảng Xương... đã trở thành những bài học kinh nghiệm để các chuyên gia khắc phục trong quá trình sản xuất.

Qua thực tế, giống cá được sản xuất ngay tại Thanh Hóa có ưu thế hơn hẳn so với các giống di ương. Cá giống được sinh ra ngay tại tỉnh nhà có tỷ lệ sống cao, phát triển nhanh hơn, thời gian nuôi ngắn, ít dịch bệnh, tăng lợi nhuận. Ngay cả các trại chuyên sản xuất cá giống, giá trị kinh tế mang lại còn cao gấp nhiều lần nuôi thương phẩm, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương. Làm chủ được công nghệ sản xuất giống, nghề nuôi cá rô đầu vuông, cá lóc tại Thanh Hóa đang có nhiều triển vọng phát triển bền vững.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 28/02/2013
Lê Đồng
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 14:21 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 14:21 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 14:21 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 14:21 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:21 20/11/2024
Some text some message..