Triển vọng từ nghề nuôi sá sùng tại Bình Định

Trước tình trạng môi trường nuôi thủy sản bị ô nhiễm việc tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên đó là việc nan giải của bà con nông dân. Sá sùng đang được xem là một trong những đối tượng nuôi mới phù hợp ở vùng ven biển đầm Đề Gi.

Nuôi sá sùng
Nuôi sá sùng đang được xem là một trong những đối tượng mới phù hợp ở vùng ven biển đầm Đề Gi. Ảnh: Thủy Sản Việt Nam

Năm 2022, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III triển khai mô hình nuôi sá sùng tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, với tổng diện tích 10.000 m2

Theo đó, sá sùng có tập trung nhiều ở biển Móng Cái hoặc tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, sá sùng còn được tìm thấy ở vùng biển có cát pha ở vịnh Bắc Bộ, Côn Đảo, Nha Trang. Sá sùng có tên gọi khác là sa trùng, là một loài hải sản họ Sipuncula (họ sá sùng). Hình dạng của sá sùng giống với một loài giun khổng lồ nhiều màu sắc, thường dài khoảng 5 – 10 cm lúc còn tươi hoặc thậm chí có con lên đến 15 – 40 cm. Bên cạnh đó, đường kính trung bình thường khoảng 20 cm và nặng từ 1 – 3 kg. Khi bắt lên mặt biển, sá sùng sẽ tự động thu mình, trở thành một hình tròn như quả bóng và có miệng nhỏ như lỗ van bơm khí. Đặc biệt hơn, da của chúng rất mềm, mát và có thể thay đổi màu sắc phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Ngoài ra, sá sùng có bộ ruột giống với giun đất, chỉ gồm một đường ống dài từ đầu đến đuôi và bên trong không có tim, gan, phổi.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Khuyến nông đã tiếp nhận, tiến hành khảo sát và chọn ao đất nuôi thủy sản của 05 hộ nuôi tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát. Trong quá trình nuôi, các hộ chăn nuôi đã tiến hành các bước làm đất, thả giống, cho ăn,… theo đúng quy trình kỹ thuật từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III. Qua 6 tháng triển khai, các hộ nuôi đang tiến hành thu hoạch, lợi nhuận thu lại ước đạt 445 triệu đồng/10.000 m2/vụ, tỷ suất lợi nhuận 150%. Qua kết quả nuôi sá sùng trong ao nước lợ cho thấy phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ở khu vực đầm Đề Gi. Mô hình đạt mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi trong ao nuôi trồng thủy sản nước lợ kém hiệu quả sang nuôi sá sùng. 

Sá sùngNuôi sá sùng cho ra thành quả chất lượng cao. Ảnh: duoclieuthaison.com

Ông Nguyễn Bá Tài , hộ tham gia mô hình cho biết, chi phí đầu tư nuôi sá sùng chủ yếu là thức ăn tận dụng như: cá, cám và chi phí làm đất trước khi nuôi nhưng không đáng kể. Lợi nhuận kinh tế cao, nhưng sá sùng là loài nuôi chưa được phổ biến nên đầu ra chưa ổn định.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Giang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cho biết, sá sùng là loài dễ nuôi, có thể nuôi ghép với tôm, cá,… Vì sá sùng chủ yếu vùi trong đáy và sử dụng mùn bã hữu cơ làm thức ăn nên không ảnh hưởng đến các đối tượng nuôi khác. Sau 4 – 6 tháng nuôi, sá sùng có thể đạt kích cỡ thương phẩm 7 – 11 gam/con. Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm sá sùng tại Bình Định. Vì đây, là loại hải sản quý, sẽ góp phần đa dạng hóa loài nuôi, đồng thời sẽ giúp người nuôi trồng thủy sản nâng cao hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống.

Theo thạc sỹ Trần Quang Nhựt – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết thêm: Sá sùng là đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế rất cao. Từ kết quả mô hình này sẽ mở ra triển vọng phát triển nuôi sá sùng cho người dân trong thời gian tới. Trung tâm Khuyến nông sẽ nhân rộng ở nhiều địa phương khác và hướng dẫn kỹ thuật nuôi để tăng thu nhập cho người dân, sử dụng có hiệu quả các diện tích ao đìa bỏ hoang, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Đăng ngày 18/11/2022
NTN @ntn
Nông thôn

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 21:52 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 21:52 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 21:52 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 21:52 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 21:52 12/10/2024
Some text some message..