Trở thành tỷ phú nhờ bán cá giống và làm khô cá

Từ một nông dân bình thường, sau quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, anh Võ Đình Chiến ở Long Bình, Long Mỹ, Hậu Giang đã trở thành tỷ phú nhờ bán cá giống và làm đặc sản cá thát lát, cá sặc rằn.

Trở thành tỷ phú nhờ bán cá giống và làm khô cá
Khô cá kèo - đặc sản Hậu Giang

- Cơ duyên nào đưa anh đến với cá thát lát và cá sặc rằn?

- Năm 2004, sau khi tham gia lớp dạy nghề của tỉnh Hậu Giang do cán bộ thủy sản Đại học Cần Thơ trực tiếp giảng dạy, tôi quyết định chuyển đổi 3 công đất ruộng trồng lúa thành ao nuôi thả cá giống. Thời điểm đó, cá lóc được giá, lại dễ nuôi nên tôi chọn giống cá này để ươm. Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm, nhận thấy giống cá này không mang lại giá trị lâu dài, tôi lại chuyển sang sản xuất cá thát lát giống.

trở thành tỷ phú nhờ cá giống
Phơi cá thát lát và cá sặc rằn. Ảnh: Võ Đình Chiến.

- Những ngày đầu khởi nghiệp, anh gặp khó khăn gì?

- Ngày đầu còn bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn lại eo hẹp nên tôi sớm thất bại. Tuy nhiên, tôi vẫn trực tiếp đến nhờ các thầy ở khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ giúp đỡ về mặt kỹ thuật nuôi và cách phòng trừ dịch bệnh. May mắn là vụ cá năm đó đã thành công. Tôi thu được 150 triệu đồng tiền lãi từ việc bán cá thát lát giống.

Năm 2007, khi lượng khách hàng đặt mua cá giống liên tục tăng trong khi diện tích ao nuôi không đủ đáp ứng nhu cầu, tôi quyết định đầu tư, mở rộng trang trại và ươm thêm giống cá sặc rằn. Nhờ chất lượng giống đảm bảo nên chủ ao ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động tìm đến và đặt hàng.

- Ngoài việc bán cá giống, anh còn có nguồn thu lớn từ việc chế biến cá thát lát và cá sặc rằn, ý tưởng này xuất phát từ đâu?

- Trong quá trình đi giao hàng tại các tỉnh, tôi thấy món cá thát lát Hậu Giang tẩm gia vị được nhiều người ưa chuộng. Sẵn có nguồn cá thát lát và cá sặc rằn từ các chủ ao nuôi đã lấy giống của mình, tôi thử bắt tay vào chế biến sản phẩm cá thát lát tẩm gia vị và khô cá sặc rằn. Tôi nghĩ rằng mình là người khá may mắn vì sản phẩm nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng.

nông dân làm giàu
Ngoài chăn nuôi cá giống, anh Chiến còn phát triển sản phẩm khô cá. Ảnh: Võ Đình Chiến.

- Thu nhập bình quân mỗi năm từ cá thát lát và cá sặc rằn của anh là bao nhiêu?

- Với 10 ao nuôi cá thát lát và sặc rằn giống, mỗi năm, tôi cung ứng ra thị trường khoảng một triệu con giống, bán giá 2.000 đồng một con. Với cá thát lát tẩm gia vị, mỗi năm, cơ sở của tôi cung cấp khoảng 200 tấn, với giá bán 120.000 đồng một kg.

Ngoài ra, khô cá sặc rằn cũng đạt 70-90 tấn với giá dao động 120.000 -150.000 đồng một kg. Tổng doanh thu từ bán cá giống, cá thát lát tẩm gia vị và khô cá sặc rằn mỗi năm của cơ sở đạt cả vài chục tỷ đồng, chưa trừ chi phí.

- Theo anh, đâu là bí kíp để thành công?

- Gọi là bí kíp thì nghe có vẻ cao siêu quá. Tôi nghĩ rằng mọi thứ mình có được đều là nhờ sự say mê, kiên trì học hỏi, chăm chỉ và một chút may mắn. Có kiên trì, sẽ có thành công.

- Nghề bán cá không chỉ giúp anh thành tỷ phú, mà còn mang đến nhiều danh hiệu, bằng khen từ các cấp chính quyền. Anh có chia sẻ gì?

- Tôi từng là đại biểu điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX. Ngoài ra, ấn tượng nhất là lần ra Hà Nội để nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 về những đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Tôi mong bà con khắp nơi sẽ có thêm động lực, mạnh dạn đầu tư kinh doanh bằng đam mê và ý chí của mình.

VNExpress
Đăng ngày 22/04/2017
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:53 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 09:53 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 09:53 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:53 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:53 14/11/2024
Some text some message..