Trộm tôm cá lộng hành trên phá Tam Giang

Cứ đến vụ thu hoạch tôm, cá trên phá Tam Giang, “ngư tặc” rầm rộ tổ chức đánh bắt trộm, khiến bà con ngư dân hết sức bức xúc.

bắt cá
Vợ chồng Huỳnh Cháu và Huỳnh Thị Nhi làm việc với công an sau khi bị bắt về hành vi đánh bắt trộm thủy sản - Ảnh: C.C

Đêm 7.7, hơn 200 ngư dân thôn Mai Dương, xã Quảng Phước, H.Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã phối hợp với đội kiểm tra liên ngành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của huyện mật phục “ngư tặc” trên phá Tam Giang. Phát hiện có một chiếc ghe lạ đang vào hồ của một ngư dân khai thác trộm, các lực lượng chức năng bắt đầu truy kích. Sau gần 1 giờ quần thảo trên phá Tam Giang, vợ chồng Huỳnh Cháu và Huỳnh Thị Nhi, trú ở xã Hương Vinh, TX.Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) bị tóm gọn. Tại công an xã Quảng Phước, hai đối tượng Cháu và Nhi thừa nhận hành vi đánh bắt trộm thuỷ sản của ngư dân.

Theo bà con ngư dân xã Quảng Phước thì mỗi năm, “ngư tặc” lựa chọn mùa thu hoạch tôm, cua, cá và nhiều loại thuỷ sản có giá trị sau nhiều tháng khoanh nuôi trên phá Tam Giang để ra tay. Điều bức xúc đối với ngư dân là không chỉ họ bị đánh cắp thuỷ sản mà tài sản của họ cũng bị “ngư tặc” phá hoại và huỷ hoại. Cụ thể, lợi dụng sơ hở của người dân, chiều tối hay rạng sáng bọn “ngư tặc” dùng xuồng có gắn máy công suất lớn và bộ kích điện đi đến các hồ nuôi rồi rạch, xé lưới vào bên trong khai thác tôm, cua, cá… Với bộ kích điện lên đến 550kV thì khó có loại thuỷ sản nào sống sót sau khi bị “dí”, nếu không tôm cá cũng sổng hồ thất thoát ra bên ngoài. Bức xúc trước thực trạng này, nhiều đêm ngư dân tự tổ chức mai phục để bắt “ngư tặc”. Nhiều cuộc đụng độ, rượt đuổi đã xảy ra trong đêm tối giữa đầm phá, tuy nhiên rất ít vụ ngư dân bắt được “ngư tặc” do những người này dùng ghe nhỏ gắn máy công suất lớn nên chạy nhanh, hoặc khi gặp ngư dân thì họ chống trả quyết liệt. Đây cũng chính là lý do khiến không ít ngư dân cho rằng rất có thể xảy ra thương tích, thậm chí án mạng trong các cuộc rượt đuổi, vây bắt “ngư tặc” mang tính tự phát.

Chỉ tính riêng thôn Mai Dương, xã Quảng Phước đã có 8 hồ với diện tích hơn 6ha khoanh nuôi tôm, cá 3 tháng tuổi của ngư dân bị các đối tượng “ngư tặc” dùng dao rạch lưới chắn hồ để khai thác trộm. Phần lớn những “ngư tặc” này đều ở ngoài địa bàn H.Quảng Điền. Và không chỉ H.Quảng Điền, nhiều hồ nuôi tôm, cua, cá của bà con H.Phú Vang cũng bị “ngư tặc” dòm ngó, tấn công. Anh Ngô Lâm, một ngư dân ở thôn Mai Dương, xã Quảng Phước bức xúc: “Hồ nuôi của tui đến nay đã gần 3 tháng tuổi, tôm cá đang chuẩn bị thu hoạch, 3 đêm liên tục "ngư tặc" đã dùng dao rạch lưới để vào khai thác trộm. Khi phát hiện chúng còn chống trả, hoặc hăm doạ đòi đánh đập. Tui mong các lực lượng chức trách tăng cường vây bắt và xử nặng những người làm ăn vô lương tâm này!”

Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Phòng NN-PTNT H.Quảng Điền thì từ đầu năm đến nay đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của huyện đã tiến hành nhiều đợt tuần tra kiểm soát, qua đó đã bắt và xử phạt 11 trường hợp. Tuy nhiên do địa bàn phá Tam Giang rộng lớn, lực lượng của đoàn mỏng, phương tiện và công cụ làm việc thiếu nên công tác tuần tra và xử lý “ngư tặc” gặp nhiều khó khăn. “Chúng tôi cần sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp của các ngành, địa phương để xử lý đồng bộ và triệt để đối tượng làm ăn phi pháp, tác động xấu đến môi trường đầm phá này”, ông Tiến nói.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 04/08/2013
Đình Toàn - Công Cường
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 12:09 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 12:09 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 12:09 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 12:09 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 12:09 23/11/2024
Some text some message..