Trung Quốc chặn tàu tuần tra của Philippines ở Biển Đông

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã ngăn tàu tuần tra Philippines tiến vào một bãi cạn đang tranh chấp ở Biển Đông, gây ra vụ căng thẳng mới nhất trên tuyến đường thủy chiến lược.

Tàu tuần tra
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 5201 chặn tàu cảnh sát biển Philippines BRP Malapascua hôm 23/4. Ảnh AP/Aaron Favila

Vụ việc diễn ra hôm 23/4 giữa tàu Trung Quốc và tàu BRP Malapascua của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines gần bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines đã mời một nhóm nhỏ nhà báo, trong đó có 3 nhà báo từ AP, lần đầu tham gia cuộc tuần tra dài 1.670 km như một phần chiến lược mới nhằm đối phó với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại các khu vực do Trung Quốc chiếm đóng hoặc kiểm soát, các tàu tuần tra của Philippines đã nhận được cảnh báo qua đài phát thanh bằng tiếng Trung và tiếng Anh, yêu cầu họ ngay lập tức rời khỏi nơi mà lực lượng bảo vệ bờ biển và Hải quân Trung Quốc tuyên bố là “lãnh thổ không thể tranh cãi”.

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào sáng 23/4 tại bãi cạn Second Thomas Shoal (tức bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Khi hai tàu tuần tra Philippines - Malapascua và Malabrigo - tiếp cận vùng nước nông gần bãi cạn để khảo sát dưới nước, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã liên tục cảnh báo họ phải rời khỏi khu vực.

“Vì quý vị đã phớt lờ cảnh báo của chúng tôi, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết hơn nữa theo luật pháp và mọi hậu quả kéo theo sẽ do quý vị gánh chịu”, phía Trung Quốc nói.

Sau đó, một tàu Trung Quốc đã nhanh chóng tiếp cận và che khuất hai chiếc tàu. Thuyền trưởng của Malapascua, đại tá Rodel Hernandez, cho biết khi con tàu di chuyển về phía cửa bãi cạn, tàu Trung Quốc bất ngờ chuyển hướng chặn nó, chỉ cách 36-46 m từ mũi tàu.

Để tránh va chạm, đại tá Hernandez đột ngột đảo hướng tàu rồi tắt động cơ. Ông Hernandez nói với các nhà báo rằng “hành động đột ngột và thực sự nguy hiểm” của tàu Trung Quốc đã vi phạm các quy tắc quốc tế về tránh va chạm. Ông đã yêu cầu các tàu Philippines rời khỏi khu vực sau cuộc chạm trán vì sự an toàn của nhân viên.

Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có mặt tại Manila để hội đàm với Ngoại trưởng Philippines và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. Ông Tần cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Philippines để giải quyết những khác biệt và làm sâu sắc thêm quan hệ.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa trả lời yêu cầu bình luận của AP về các cuộc gặp.

Zing news
Đăng ngày 28/04/2023
Hải Linh
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 06:15 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 06:15 21/01/2025

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 06:15 21/01/2025

Các giống tôm/cá chịu nhiệt, chịu mặn cao: Lựa chọn bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng phổ biến.

Khô hạn
• 06:15 21/01/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 06:15 21/01/2025
Some text some message..