Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu tôm, cá tra

Trung Quốc vừa ban hành chính sách thuế mới đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Theo đó nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: cá tra, tôm, bạch tuộc, cá ngừ nằm trong danh sách được giảm thuế.

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu tôm, cá tra
Xuất khẩu cá tra trực tiếp vào Trung Quốc rất ít Ảnh: CÔNG HÂN

Ngày 31.5.2018, Bộ Tài chính Trung Quốc công bố thuế nhập khẩu cho 221 sản phẩm thủy sản từ các quốc gia được ưa chuộng nhất (MFN - các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới) sẽ giảm 10-2%. Bên cạnh đó, giảm 18-2% cho 15 sản phẩm thủy sản đóng hộp. Chính sách thuế mới có hiệu lực từ ngày 1.7.2018.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách thuế mới này tạo thuận lợi cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Thuế nhập khẩu philê cá tra đông lạnh (mã 03046290), sẽ giảm từ 10% xuống còn 7%, thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7%. Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết: Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu trực tiếp sản phẩm cá tra nói chung 92,5 triệu USD, phần lớn từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, thuế suất đối với cá ngừ tươi và ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7%. Sản phẩm bạch tuộc tươi, ướp lạnh và đông lạnh cũng sẽ giảm từ 17% xuống còn 7%. Mặt hàng tôm sú lột vỏ đông lạnh (mã 03061721) cũng sẽ giảm thuế từ 8% xuống còn 7%.

Theo các thống kê của các cơ quan tổ chức của Việt Nam, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm cá tra sang Trung Quốc đến 420 triệu USD, tăng 37% so với năm 2016. Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành khách hàng lớn nhất của sản phẩm cá tra Việt Nam. Trong khi theo ITC, nhập khẩu cá tra trực tiếp của Trung Quốc chỉ có 92,5 triệu USD.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật sự khai thác được thị trường này, có hơn ¾ lượng cá tra xuất khẩu vào Trung Quốc phải trông chờ vào các nhà thương mại trung gian. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam so với các mặt hàng khác.

Theo một số doanh nghiệp, chính sách thuế mới của Trung Quốc sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường rộng lớn này. Tuy nhiên lợi ích chỉ có thể đến với các nhà xuất khẩu chính ngạch và trực tiếp vào Trung Quốc.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 21/06/2018
Chí Nhân
Kinh tế

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 10:18 07/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 14:25 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 14:25 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 14:25 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 14:25 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 14:25 07/10/2024
Some text some message..