Trung Quốc sẽ thương mại hoá 192 giống cây biến đổi gen

Trung Quốc đang hướng đến thương mại hoá, sản xuất rộng rãi các cây trồng biến đổi gen tại thị trường lớn nhất thế giới này.

Đậu tương
Thu hoạch đậu tương tại Trung Quốc

Cuối tháng 12/2019, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã đăng tải danh sách 192 giống cây trồng biến đổi gen lên website để lấy ý kiến công chúng rộng rãi trước khi cấp Giấy Chứng nhận An toàn Sinh học cho các giống cây này, mở đường thương mại hoá chính thức.

Đây là một bước tiến quan trọng cho thấy Trung Quốc đang hướng đến thương mại hoá, sản xuất rộng rãi các cây trồng biến đổi gen tại thị trường lớn nhất thế giới này.

Sau khi lấy ý kiến công chúng trong vòng 15 ngày, dự kiến vào ngày 20/1/2020, sẽ chính thức cấp phép chứng nhận an toàn sinh học- đây là thủ tục quan trọng, tạo tiền đề để tiếp tục xin cấp phép canh tác.

Trong một bài phỏng vấn với báo Tân Hoa Xã (Xinhua), ông Wu Kongming - Chủ tịch Hội đồng đánh giá An toàn Sinh học đối với cây trồng Biến đổi gen tại Trung Quốc cho biết: bất cứ thực phẩm biến đổi gen nào được cấp phép sử dụng tại thị trường Trung Quốc đều được đánh giá an toàn; đồng thời các rủi ro có thể có đối với môi trường khi canh tác cây trồng biến đổi gen đều được đảm bảo có thể kiểm soát được hiệu quả.

Sau khi có được các chứng nhận về an toàn sinh học, các nhà nghiên cứu và phát triển toàn cầu phải tiếp tục tiến hành để có thêm một số giấy phép nữa đối với các sản phẩm này trước khi chính thức được sử dụng thương mại và đưa ra thị trường, bao gồm cả các giấy phép công nhận giống và sản xuất hạt giống. Đồng thời các thực phẩm biến đổi gen cũng được quy định phải dán nhãn.

Trong tháng 12/2019, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu cho 2 cây trồng biến đổi gen mới. Cũng theo thông tin trên website của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, 10 cây trồng biến đổi gen khác cũng đã được gia hạn nhập khẩu trong tháng 12 bao gồm ngô, đậu tương và cải dầu biến đổi gen của BASF, Bayer và Dupont. Tất cả các giấy phép gia hạn này đều có hiệu lực từ ngày 2/12/2019 và có thời hạn 3 năm.

Trung Quốc hiện mới đang cho phép canh tác các giống bông biến đổi gen, tổng diện tích bông biến đổi gen tại đây là hơn 31 triệu ha.  Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT nước này, bông biến đổi gen đã giúp giảm lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tới 70%. Công nghệ chuyển gen còn giúp tăng chất lượng của một số loại cây trồng, với khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, các giống cây biến đổi gen có năng suất cao hơn; đồng thời khiến việc canh tác thân thiện với môi trường hơn khi giúp làm giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón cần phải sử dụng.

Trung Quốc là một trong các quốc gia nhập khẩu sản phẩm biến đổi gen nhiều nhất thế giới. Danh sách các sản phẩm biến đổi gen nhập khẩu vào Trung Quốc bao gồm: ngô, đậu tương, cải dầu, phục vụ cho nhu cầu cung cấp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước.

Tất cả các sản phẩm biến đổi gen có mặt trên thị trường Trung Quốc đều trải qua quy trình đánh giá an toàn nghiêm ngặt. Trung bình mỗi năm, Trung Quốc nhập khoảng 88 triệu tấn đậu tương biến đổi gen từ các nước sản xuất như Brazil và Hoa kỳ và khoảng 4 triệu tấn cải dầu biến đổi gen, chủ yếu từ Canada.

VietQ
Đăng ngày 09/01/2020
Lê Kim Liên
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 16:26 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 16:26 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 16:26 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:26 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 16:26 25/11/2024
Some text some message..