Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc: Xuất khẩu mực xà ách tắc

Do chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch với yêu cầu phải truy xuất nguồn gốc hải sản từ phía Trung Quốc, sản phẩm mực xà của 2 nghề khai thác hải sản chủ lực trên địa bàn tỉnh là câu mực khơi và lưới chụp đã bị ách tắc, khiến ngư dân gặp khó khăn.

Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc: Xuất khẩu mực xà ách tắc
Bà Phan Thị Tuyết còn gần 100 tấn mực xà chưa thể xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: VIỆT NGUYẾN

Tồn đọng mực xà

Ngư dân Nguyễn Văn Nghị (thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, Núi Thành) - chủ tàu vỏ thép QNa-91439 đang gặp trở ngại khi hơn 3 tấn mực xà phơi khô đã không bán được gần 10 ngày qua. “Dự kiến qua rằm là tôi cùng 15 bạn biển ra khơi sản xuất xa bờ với nghề lưới chụp nhưng do không bán được sản phẩm của chuyến biển trước nên tôi không đủ vốn để cung ứng trước cho bạn biển cũng như mua nhiên liệu, lương thực, thực phẩm... phục vụ chuyến biển. Không biết đến bao giờ mực xà mới bán được và chúng tôi lại vươn khơi bám biển Hoàng Sa, Trường Sa” - anh Nghị nói. Theo anh Nghị, từ đầu năm đến nay, giá mực xà phơi khô ổn định ở mức 150 nghìn đồng/kg, nhưng gần đây gọi điện thoại nhiều lần cho tư thương trao đổi bán mực xà với giá 75 nghìn đồng/kg nhưng cũng bị từ chối.

Nhiều chủ tàu lưới chụp đang khóc ròng vì sản phẩm mực xà khai thác được từ chuyến biển vừa qua bị ứ đọng. “Sắp đến hạn trả nợ ngân hàng rồi mà cả chục tấn mực xà chưa bán được. Chỉ cầu mong bán được sản phẩm để lại khẩn trương ra khơi chứ lỡ bạn biển “ngó lơ” thì rất nan giải khi lao động nghề cá thiếu trầm trọng” - ngư dân Lê Văn Hên (thôn An Hải Tây, xã Tam Quang) - chủ tàu lưới chụp QNa-90767 nói.

Ông Phan Vĩnh Tiến - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quang cho biết: “Năm nay, ngư dân Tam Quang gặp nhiều cái khó. Ngoài tình trạng bị tàu nước ngoài xua đuổi, đe dọa, hiện tại sản phẩm mực khô của ngư dân lại không bán được. Toàn xã có nhiều tàu lưới chụp và câu mực khơi đang nằm bờ vì chưa bán được sản phẩm. Riêng tàu ông Trần Giác (thôn Sâm Linh Đông) cập bến với sản lượng 16 tấn mực khô hiện tại vẫn nằm ở hầm bảo quản, chưa bán được. Do đó chủ tàu và 44 bạn biển của phương tiện này đang gặp rất nhiều khó khăn”.

Câu mực khơi cùng với lưới chụp là 2 nghề đánh bắt hải sản chủ lực của Quảng Nam đang gặp khó do không bán được mực xà phơi khô. Anh Huỳnh Quốc Việt (thôn Đông Xuân, xã Tam Giang, Núi Thành) - chủ tàu câu mực QNa-90749 cho biết, cập bờ vào ngày 6.6.2019, đến nay vẫn chưa bán được mực khô. Mọi khi tàu vừa cập bờ có thương lái đến mua ngay, nhưng nay thì vắng bóng. “Chuyến biển vừa qua thu được 25 tấn mực khô, anh em rất vui, dự tính bán được gần 4 tỷ đồng. Vậy nhưng, chừ không bán được mực xà, rất lo lắng vì không biết khi nào sẽ lại vươn khơi sản xuất” - anh Việt nói.

Tương tự, anh Đặng Thanh Yên (thôn Đông An, xã Tam Giang) - chủ tàu chụp mực QNa-93719 lo âu: “Đã cập bến nhiều ngày rồi mà không bán được mực xà phơi khô, tàu chúng tôi phải nằm bờ trong những ngày thời tiết thuận lợi đúng giữa mùa vụ khai thác chính, tôi và bạn biển rất lo lắng. Năm nay, giá nhiên liệu tăng, mực lại bán không được, cái khó chồng thêm cái khó cho ngư dân chúng tôi”.

Chờ đến bao giờ?

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Châu - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang cho biết, Tam Giang là địa phương có nhiều phương tiện và lao động theo nghề câu mực khơi. Nghề này đem lại thu nhập cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở xã cũng như một số địa phương khác. Vào thời điểm này, mực khô không bán được, nhiều tàu nằm bờ khiến ngư dân lao đao.

“Chúng tôi chưa xác định được nguyên nhân thương lái chậm thu mua sản phẩm mực khô. Theo phản ánh của ngư dân, là do Trung Quốc tạm thời đóng cửa khẩu nên việc thu mua mực khô bị ảnh hưởng. Tuy chưa rõ nguyên nhân chính xác nhưng việc ứ đọng mực khô, không tiêu thụ được ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp tục ra quân đánh bắt hải sản của ngư dân” - ông Châu nói.

Chúng tôi đã liên hệ với bà Phan Thị Tuyết (thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang) - tiểu thương thu mua mực xà có quy mô lớn. Bà Tuyết cho biết, đang ứ đọng gần 100 tấn mực xà do doanh nghiệp Trung Quốc không thể nhận được hàng khi qua cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn). “Nhu cầu mực xà phơi khô ở thị trường Trung Quốc là rất lớn. Doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang bất lực, không thể tiếp nhận được mực xà của chúng tôi chở đến do lực lượng hải quan Trung Quốc không duyệt hàng vì không có dán tem” - bà Tuyết nói.

Bà Tuyết cũng cho biết, Quảng Nam chưa thực hiện truy xuất nguồn gốc hải sản nên rất bế tắc, không biết có cách nào để khơi thông mực xà xuất khẩu. “Mực xà không có thị trường trong nước, phải xuất khẩu. Mà xuất khẩu thì chỉ có doanh nghiệp Trung Quốc thu mua. Không biết đến bao giờ sản phẩm mực xà mới được truy xuất nguồn gốc để thông thoáng đường xuất khẩu” - bà Tuyết nói.

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, lâu nay, mực xà được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, rất ít ràng buộc quy định của ngành chức năng 2 nước. Gần đây, phía Trung Quốc quy định hàng hóa nhập khẩu phải qua đường chính ngạch, trong đó có mực xà xuất khẩu của Việt Nam, bắt buộc phải truy xuất nguồn gốc, có dán tem rõ ràng. Mà điều này thì mực xà xuất khẩu của tư thương Quảng Nam chưa thực hiện được.

“Chúng tôi đang yêu cầu ngành thủy sản thống kê lại còn bao nhiêu khối lượng mực xà của ngư dân trên địa bàn tỉnh chưa thể xuất khẩu để phối hợp cùng Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương tìm cách giải quyết các yêu cầu, ràng buộc về sản phẩm mực xà xuất khẩu từ phía Trung Quốc” - ông Ngô Tấn nói.

Còn ông Ngô Văn Định - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản kiêm Phó Giám đốc phụ trách cảng cá An Hòa (cảng cá duy nhất của Quảng Nam được Bộ NN&PTNT chỉ định truy xuất nguồn gốc hải sản tại Quảng Nam) thì cho biết, sắp tới đây sẽ hỗ trợ ngư dân, các doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản xuất khẩu của Quảng Nam thực hiện truy xuất nguồn gốc hải sản để tiện đường xuất khẩu.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 24/06/2019
Nguyễn Việt - Văn Phin
Doanh nghiệp

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Khám phá điều thú vị cùng Tép tại Vietshrimp 2024

Vietshrimp 2024, triển lãm quốc tế chuyên ngành tôm lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho quý khách hàng. Hãy cùng nhà Tép khám phá những điểm nổi bật của sự kiện này:

Vietshrimp 2024
• 12:34 21/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 09:29 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 09:29 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 09:29 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 09:29 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:29 29/03/2024