Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Triển khai nhiều đề tài, dự án ứng dụng công nghệ cao

Dự án Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Trung tâm) được UBND tỉnh phê duyệt năm 2013, thời gian được thực hiện trong 3 năm (2014 - 2016). Diện tích sử dụng là 26.361m2, gồm 3 khu.

trồng dưa lưới
Trồng dưa lưới tại Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: TH

Gói thầu số 1, 2 và xây lắp đã thi công xong, đang hoàn chỉnh hồ sơ để nghiệm thu đưa vào sử dụng. Đang triển khai thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao 6/9 đề tài, dự án. Tuy nhiên, do hạn mặn xâm nhập đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các thí nghiệm nghiên cứu và kết quả thực hiện.

Hiện Trung tâm đang tập trung xây dựng mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao, thực nghiệm công nghệ tại Trung tâm, một doanh nghiệp du lịch, một trường học và 6 hộ dân ở TP. Bến Tre, Châu Thành, Ba Tri và Bình Đại. Tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ đến người sản xuất trong tỉnh về ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thủy canh để nâng cao giá trị năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế trên một số loại rau. Đồng thời, hình thành vùng sản xuất, cung ứng rau sạch, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tiếp nhận công nghệ trồng rau thủy canh từ Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Công nghệ thủy canh gồm hệ thống thủy canh tĩnh; hệ thống thủy canh hồi lưu dạng bồn xây bè nổi; hệ thống thủy canh cải tiến trồng trên giá thể, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên rau ăn quả và rau ăn lá.

Nuôi cấy mô và xây dựng mô hình trồng các loại lan có giá trị kinh tế cao, xây dựng 4 mô hình trồng 3 loại lan Dendro trắng cho người dân TP. Bến Tre và huyện Chợ Lách. Tập huấn kỹ thuật, hội thảo giới thiệu mô hình mẫu cho nông dân trong tỉnh. Tiếp nhận và ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy mô trong sản xuất giống, cũng như quy trình thuần dưỡng, trồng và chăm sóc hoàn chỉnh 3 loại lan Dendro trắng nhằm nâng cao giá trị, năng suất và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh, gồm quy trình nuôi cấy mô; quy trình thuần dưỡng cây con ngoài vườn ươm; quy  trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên 3 loại Dendro trắng trong nhà lưới và thực nghiệm quy trình tại Trung tâm.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chế biến khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men cho bò thịt từ nguồn thức ăn sẵn có trong tỉnh. Từ kết quả thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm áp dụng ủ thử nghiệm trong điều kiện hộ/trại chăn nuôi. Xây dựng 6 công thức tổ hợp thức ăn khác nhau: 3 công thức cho bò thịt giai đoạn sinh trưởng và 3 công thức cho bò thịt giai đoạn vỗ béo, phù hợp với các nguyên liệu có tiềm năng. Hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật tại nông hộ. Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để chủ động tạo nguồn thức ăn có chất lượng cao phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt một cách hiệu quả và bền vững. Đang thực nghiệm ủ thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm.

Sản xuất giống chuối hột bằng phương pháp nuôi cấy mô và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm, sau đó xây dựng 3 mô hình trồng chuốt hột ở hộ dân để trình diễn kết quả. Tổ chức hội thảo, đánh giá các mô hình trình diễn. Liên kết với Công ty cổ phần rượu Phú Lễ bao tiêu sản phẩm chuối hột. Quy trình nuôi cấy mô chuối hột từ chuyên gia và thực nghiệm sản xuất giống chuốt hột tại trung tâm. Kết hợp với đơn vị thu mua là Công ty cổ phần rượu Phú Lễ tiến hành chọn lựa giống chuối hột đáp ứng yêu cầu sản xuất về năng suất và chất lượng. Kiểm tra chất lượng nguồn giống cây. Cây sạch bệnh được trồng và chăm sóc trong nhà lưới nhằm thu hồi nhân giống. Tiếp nhận quy trình nuôi cấy mô chuối hột, thuần dưỡng cây chuối hột ngoài vườn ươm từ chuyên gia Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ.

Nghiên cứu cải thiện phương pháp kéo dài thời gian bảo quản trái dừa tươi xuất khẩu. Khảo sát thông tin thị trường và nhu cầu tiêu thụ trái dừa tươi từ các công ty chế biến, kinh doanh trong tỉnh. Khảo sát quá trình biến đổi hình thái và chất lượng của trái dừa sau khi gọt không qua xử lý hóa chất. Đánh giá hệ vi sinh vật trên trái dừa. Khảo sát hiệu quả tẩy trắng trái dừa sau khi gọt vỏ. Khảo sát hiệu quả của chất bảo quản trong bảo quản trái dừa sau khi gọt vỏ. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trong bảo quản. Quy trình bảo quản dừa tươi gọt vỏ.. Đa dạng hóa phương pháp bảo quản dừa tươi. Kéo dài thời gian bảo quản trái dừa tươi đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Nghiên cứu duy trì và phát triển một số giống lúa mùa đặc sản của tỉnh và thực nghiệm các giải pháp làm tăng mùi thơm của hạt gạo. Phục tráng, chọn thuần giống lúa mùa phù hợp với điều kiện sinh thái vùng ven biển, nơi chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phù hợp với mô hình trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Xây dựng quy trình sản xuất từng giống lúa mùa đã chọn, chuyển giao quy trình cho người sản xuất đại trà. Thực nghiệm xây dựng quy trình canh tác cho các giống đặc sản theo hướng sản xuất hữu cơ, sạch và thực nghiệm xác định ít nhất 1 giải pháp tăng mùi thơm cho các giống lúa thơm đang trồng trên địa bàn tỉnh. Góp phần duy trì, bảo tồn tính đa dạng sinh học về giống lúa, đáp ứng yêu cầu ứng phó với BĐKH của tỉnh Bến Tre. Góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa, đặc biệt là lúa mùa và lúa thơm.

Theo bà Trần Thị Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ngoài các dự án trên, Trung tâm còn triển khai các dự án khảo nghiệm khả năng chịu mặn để xác định một số giống cỏ phù hợp cho chăn nuôi bò thích ứng với tình hình xâm nhập mặn ở Bến Tre. Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP cho vùng lúa huyện Thạnh Phú. Xây dựng mô hình lúa - tôm 100ha trên địa bàn huyện Thạnh Phú đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tạo tiền đề xây dựng và phát triển sản xuất lúa gạo chứng nhận trong tỉnh, góp phần đưa sản phẩm lúa gạo của tỉnh phát triển theo hướng mới bền vững hơn. Nâng cao năng suất, thu nhập cho người trồng lúa. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Thử nghiệm nuôi tôm thích ứng với BĐKH. Xây dựng được một mô hình thí điểm ương tôm giống dựa trên hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) có khả năng thích ứng với BĐKH và mở rộng thành mô hình thí điểm nuôi tôm thịt.

Trung tâm đã thực hiện 4 mô hình thực nghiệm và 9 mô hình sản xuất trồng dưa lưới ngoài đồng tại Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Thực nghiệm xây dựng thành công 1 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại Trung tâm. Liên kết bao tiêu sản phẩm, tư vấn kỹ thuật cho quy trình trồng dưa lê, dưa lưới ngoài đồng.

Báo Đồng Khởi, 29/07/2016
Đăng ngày 30/07/2016
T.Tâm
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 22:28 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 22:28 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 22:28 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 22:28 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 22:28 18/02/2025
Some text some message..