TTKNQG: Hoạt động 6 tháng đầu năm 2015 dự án "Xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm sú - rong câu"

Trong 6 tháng đầu năm 2015, dự án “Xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm sú - rong câu" đã triển khai xây dựng mô hình với quy mô diện tích 8 ha tại 4 tỉnh: Thái Bình, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận gồm 10 hộ nông dân tiêu biểu tham gia.

cải tạo ao tôm
Cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi mới

Nhằm trang bị kiến thức cho người dân thực hiện mô hình và bà con xung quanh, dự án đã tổ chức 4 đợt tập huấn cho 120 lượt người tham dự. Nội dung tập huấn về cách thức bố trí sản xuất luân canh và kỹ thuật nuôi 2 đối tượng tôm sú, rong câu. Theo quy định chung, dự án hỗ trợ các mô hình 100% con giống. Đến nay dự án đã cung cấp đủ số lượng giống tôm sú là 1,2 triệu con và một phần giống rong câu với số lượng 10.000 kg. Giống tôm sú được lựa chọn đồng đều ở PL15, khỏe mạnh và được kiểm dịch đầy đủ. Giống rong câu được chọn khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh và đang trong giai đoạn sinh trưởng. Đồng thời dự án cũng đã hỗ trợ một phần thức ăn, vật tư với số lượng bao gồm: 3.975 kg thức ăn công nghiệp dành cho tôm sú đạt hơn 35% độ đạm; 2.700 kg vôi bột và nhiều loại chế phẩm sinh học, chất bổ sung để sử dụng trong quá trình nuôi tôm; cung cấp 600 kg NPK để trồng rong câu.

Đến thời điểm hiện tại, sau 3 tháng thả nuôi, tôm sú phát triển bình thường đạt kích cỡ 130 con/kg và tỷ lệ sống khoảng 75%. Đã thu một phần rong câu, đạt sản lượng 4 tấn khô. Trong thời gian tới, dự án tiếp tục triển khai nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền để mở rộng mô hình đến với người nuôi trong cả nước.


Thả tôm sú giống

Tiến hành thả rong câu

Nuôi luân canh tôm sú với rong câu là một biện pháp để khắc phục hiện trạng dịch bệnh trên tôm xảy ra thường xuyên và khó kiểm soát do người dân nuôi mật độ cao, sử dụng quá nhiều hóa chất, không theo mùa vụ. Dự án "Xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm sú - rong câu" nằm trong chương trình dự án khuyến nông quốc gia thực hiện giai đoạn 2013 – 2016 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT đã phê duyệt nhằm khuyến khích người dân phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Khuyến Nông Việt Nam, 10/07/2015
Đăng ngày 11/07/2015
Quang Hạnh - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:22 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:22 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 22:22 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:22 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:22 14/01/2025
Some text some message..