TTKNQG: Tổng kết dự án nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Ngày 7/10/2016, tại TP. Tân An - tỉnh Long An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết dự án "Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP năm 2014 - 2016".

hội nghị
Ông Kim Văn Tiêu - PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại hội thảo

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, Sóc Trăng; đại diện Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NNPTNT), Tổng Cục thủy sản; hơn 200 đại biểu đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông và nông dân tiêu biểu trong nghề nuôi tôm thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ cùng đại diện các hội, hiệp hội, chuyên gia thủy sản và một số doanh nghiệp. Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, bà Đinh Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Long, ông Trần Đình Luân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng đồng chủ trì hội thảo.


Toàn cảnh buổi hội thảo

Trong 3 năm triển khai (2014 - 2016), dự án nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP đã triển khai xây dựng 30 mô hình, với tổng quy mô 64ha. Trong đó 26 mô hình (quy mô 52ha) nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP và 4 mô hình (quy mô 12ha) nuôi tôm sú theo VietGAP. Kết quả mô hình, năng suất tôm thẻ đạt trung bình đạt 10,9 tấn/ha, năng suất tôm sú 2,6 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung bình 500-600 triệu/ha cao hơn mô hình không áp dụng VietGAP từ 30-35%. Đã  có 16 cơ sở được các tổ chức độc lập cấp giấy chứng nhận về nuôi tôm theo VietGAP với quy mô dự kiến 24 ha. Qua hội thảo, các chuyên gia cũng nhận định áp dụng quy trình VietGAP vào nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao, hạn chế được tình hình dịch bệnh, tạo sản phẩm sạch, an toàn phục vụ được thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong chương trình của hội thảo, các đại biểu đã đến tham quan mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt giấy chứng nhận VietGAP do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam – Hội Nghề cá cấp tại xã Thuận Mỹ, Châu Thành, tỉnh Long An. Ông Nguyễn Quốc Việt (ấp Bình Thới 2) - hộ tham gia mô hình cho biết, sau 70 ngày nuôi tôm đạt 50 con/kg, dự kiến năng suất đạt 11,5 tấn/ha, lợi nhuận gần 500 triệu/ha.


Các đại biểu tham quan mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP tại xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Ông Hồ Văn Lê - xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An chia sẻ: Sau 7 lần nuôi thất bại, đang nợ các đại lý gần 400 triệu đồng, năm 2016, ông được dự án hỗ trợ nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP với quy mô 0,4ha. Ngoài diện tích nuôi được dự án hỗ, ông đã tiến hành nuôi thêm 1 ao, quy mô 0,3ha đều cùng áp dụng quy phạm VietGAP. Hiện ông đã thu hoạch toàn bộ, kết quả sau 70 ngày nuôi, tôm thu hoạch trung bình 55 con/kg, cả 2 ao nuôi đều thắng lợi 100%, thu lời gần 300 triệu đồng. Ông cho biết thêm: “Mình vẫn dùng các loại thuốc, hóa chất đấy để cải tạo, xử lý môi trường nhưng nuôi theo quy phạm VietGAP, mình biết xử lý trong trường hợp nào, như thế nào, dùng, hay không dùng cái gì, có ghi chép lại nên chi phí nuôi đã giảm nhiều, mà không lo dịch bệnh xảy ra”.

Kết luận tại hội thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia  - Kim Văn Tiêu khẳng định: Nuôi tôm sú, tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi tất yếu, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã Hội. Nếu áp dụng đúng theo quy phạm VietGAP dịch bệnh sẽ giảm đi, hiệu quả kinh tế tăng lên. Việc ghi chép bước đầu còn khó khăn, nếu thành thói quen sẽ dễ dàng, người dân rút ra được nhiều kinh nghiệm nuôi trong quá trình ghi chép. Người dân cần liên kết lại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã sẽ giảm được chi phí, cùng làm ra sản phẩm VietGAP với số lượng lớn giá bán sẽ cao hơn. Nhà nước sẽ tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ người dân hơn nuôi theo VietGAP trong thời gian tới.

Khuyến Nông Việt Nam, 10/10/2016
Đăng ngày 11/10/2016
Lê Ngọc Quân - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Nuôi trồng

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa là một xu hướng ngày càng phổ biến ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khi giá tôm có thể tăng vào thời điểm nguồn cung thấp. Tuy nhiên, mùa mưa cũng mang đến nhiều yếu tố bất lợi, như sự biến đổi lớn về thời tiết, chất lượng nước, và nguy cơ mắc bệnh cao hơn cho tôm.

Tôm thẻ
• 10:40 30/10/2024

Tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi

Khi tôm không thể lột vỏ hoàn toàn, không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến số lượng tôm trong ao mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của đàn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân, ảnh hưởng, và giải pháp cho tình trạng tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi.

Vỏ tôm
• 10:18 29/10/2024

Đâu là nguyên nhân làm cho người nuôi mãi không lời?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho người nuôi tôm không đạt được lợi nhuận mong muốn, dù đã đầu tư rất nhiều công sức và chi phí. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như hiện nay.

tôm
• 09:47 29/10/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 22:55 31/10/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 22:55 31/10/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 22:55 31/10/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 22:55 31/10/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 22:55 31/10/2024
Some text some message..