Tự tạo cơ hội - Kỳ 16: Nuôi tép đồng

Ông Huỳnh Chấn Kim (ngụ khóm Tây Khánh 7, P.Mỹ Hòa, TP.Long Xuyên, An Giang) là người đầu tiên thành công với mô hình nuôi tép đồng ở ĐBSCL.

cho tép ăn
Ông Chấn Kim cho tép ăn - Ảnh: A.Phan

Những năm qua, sản vật đồng nước cạn kiệt dần, con tép cũng không ngoại lệ, nếu muốn ăn phải đợi đến mùa, nên việc ông Huỳnh Chấn Kim nuôi tép đồng thành công quả thực là rất độc đáo đối với nông dân ĐBSCL. “Đủ bán cho lối xóm và bà con ở chợ quê ăn là được rồi. Đâu cần gì phải xuất khẩu chi cho xa xôi”, ông Kim cười nói.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Phượng, Chủ tịch Hội Nông dân P.Mỹ Hòa, điều làm nhiều người bất ngờ nhất chính là việc ông Kim đang nuôi tôm, ếch giống và ếch thịt, ba ba, trồng bông súng trên chân ruộng khá thành công lại chuyển qua nuôi tép. Miếng đất trên 10 công của ông ở giữa cánh đồng Lung Mây, có hệ thống bờ bao, kinh dẫn, kinh trục sản xuất lúa 3 vụ/năm, nuôi cá tra, nuôi tôm đang rất thuận tiện. “Tôi từng nuôi ba ba, nuôi tôm lâu rồi nên mới đầu tư cơ sở hạ tầng chắc chắn vậy. Còn con tép chỉ mới đây thôi”, ông Kim kể. Theo ông Kim, giá tôm, ba ba những năm gần đây luôn biến động, bông súng trồng trên chân ruộng giá cũng khi trồi, khi sụt, có lúc bán không được phải nhổ bỏ bớt nên muốn tìm cách làm mới. “Tình cờ đi coi mấy vuông cá tra, khi bơm nước ra thấy có nhiều tép rong (tép đồng). Tôi mua về thả thử trong ao bông súng, theo dõi coi sao. Không ngờ kết quả làm chơi ăn thiệt”, ông Kim nói.

Ông Kim cho biết, con tép nuôi sinh trưởng vẫn bình thường như ngoài môi trường tự nhiên, hao hụt không đáng kể. Giữa tháng 7.2013, nhiều loại thủy sản trở nên hút hàng, giá tép nhảy vọt lên trên 100.000 đồng/kg. Mỗi ngày, ông Kim đặt lợp được khoảng 5 kg tép, coi như bỏ túi 500.000 đồng, trong khi chi phí chẳng đáng là bao. Thấy ham quá, ông đặt lợp bắt liên tục 15 ngày, sản lượng liền sụt giảm. “Thực tế cho thấy, mình bắt nhiều quá, con tép sinh sản, lớn lên không kịp”, ông nói. Sau đó ông ngưng đặt lợp khoảng 15 - 20 ngày, tăng số lần cho ăn rồi mới bắt tiếp với số lượng từ 3 - 4 kg/ngày, ổn định trong thời gian dài, giá bán lúc thấp nhất cũng khoảng 80.000 đồng/kg. “Như vậy là thành công. Tôi tiếp tục tu sửa ruộng, không nhổ bông súng bỏ mà để làm chỗ cho tép trú ngụ và tạo môi trường ổn định cho chúng sinh trưởng”, ông Kim vui mừng nói.

“Tôi từng nuôi tôm nhưng vốn đầu tư phải trên 100 triệu đồng/ha trong khi thu nhập lại không tương xứng. Chi bằng chuyển qua nuôi tép ngon ăn hơn. Vả lại, quá trình chăm sóc giữa con tôm và con tép chắc không khác gì mấy”, ông Kim tính toán. Theo ông, chỉ cần thu hoạch mỗi ngày 3 kg cũng bỏ túi không dưới 200.000 đồng sau khi trừ tiền thức ăn. Hay nhất là con tép không sợ đụng hàng, đầu ra luôn ổn định do có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã, ngon miệng từ thành thị tới nông thôn ai cũng thích.

Bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Chủ tịch Hội Nông dân TP.Long Xuyên, nhận xét ông Kim là người chịu khó tìm ra mô hình mới, lạ. Đặc biệt, khi thấy thị trường biến động là tìm cách xoay trở ngay, thử nghiệm trước. Năm 2013, ông Kim được UBND tỉnh An Giang công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.

Ông Châu Văn Ly, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang, cho rằng mô hình này không chỉ mới, lạ mà còn thiết thực trong điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Báo Thanh Niên, 03/04/2014
Đăng ngày 04/04/2014
Anh Phan
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 18:15 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:15 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 18:15 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 18:15 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 18:15 20/12/2024
Some text some message..