Tự tạo cơ hội - Kỳ 21: Thuê đất nuôi tôm thành tỉ phú

Từ một người làm thuê, nhờ cần cù chịu khó mà anh Phan Khắc Nhật Tiến (Tiến Đen, 38 tuổi, ngụ P.5, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu) đã trở thành tỉ phú.

kiểm tra tôm
Anh Tiến kiểm tra tôm nuôi của mình - Ảnh: T.T.P

Anh Tiến sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng quê Quảng Trị. Năm 1998, sau khi tốt nghiệp kỹ sư thủy sản tại Đại học Nha Trang, anh vào làm cho Công ty Duyên Hải Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu). Gần 4 năm làm thuê, Tiến tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện quy trình nuôi tôm của riêng mình. Tiền lương chỉ đủ thuê nhà và sống qua ngày, anh tiếp tục xin làm nhân viên thị trường cho một công ty chuyên kinh doanh thức ăn tôm. “Thêm 3 năm làm thuê vất vả, bôn ba khắp các tỉnh miền Tây để tìm kiếm thị trường, tôi cũng chẳng dư dả gì”, Tiến Đen tâm sự.

Năm 2003, Tiến quyết định dốc hết tiền tiết kiệm thuê 2 ao đất bỏ hoang, khoảng 5.000 m2 tại khóm 8, P.5, với giá 6 triệu đồng/năm để nuôi tôm. Sau khi thuê được đất, anh mướn xe ủi lên bờ bao, mua máy bơm nước, dàn quạt tạo ô xy, tôm sú giống thả nuôi…, ước tổng chi phí gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, nhiều người cho rằng anh liều mạng, bởi những người nuôi tôm vướng cảnh nợ nần, bán nhà, đất xảy ra khắp nơi. Nhưng với kinh nghiệm tích lũy được, vụ tôm đầu tiên anh thu hoạch gần 4 tấn tôm sú thương phẩm, bán được trên 700 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thuê đất, thức ăn… còn lời trên 500 triệu đồng.

Có tiền, Tiến thuê thêm đất mở rộng diện tích thả nuôi. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật nuôi tôm bền vững nên vụ nào anh cũng thành công, có vụ lời hàng tỉ đồng. Đặc biệt, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng nở rộ năm 2013, anh cũng thử nghiệm và thu hoạch được gần 200 tấn tôm thương phẩm, doanh thu khoảng 27 tỉ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí còn lời hơn 10 tỉ đồng.

Luôn chia sẻ kinh nghiệm

Anh Tiến tâm sự: “Từ khi quyết định đi thuê đất nuôi tôm đến nay, cuộc sống tôi đã khá hơn. Xây được nhà, mua được 30 ha đất và thuê thêm 20 ha để mở rộng diện tích nuôi”. Với 50 ha đất hiện có, anh Tiến cải tạo thành hơn 100 ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghiệp khép kín. Theo kinh nghiệm của anh, để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, trước hết khâu cải tạo ao đầm phải kỹ lưỡng, có hệ thống kênh mương bảo đảm nguồn nước. Đặc biệt, phải mua tôm giống từ các công ty có uy tín. Trong 2 tháng đầu thả tôm nuôi phải xử lý bằng vi sinh định kỳ 3 ngày/lần..., sẽ giúp nhân lượng vi sinh có lợi trong môi trường nước nhằm tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm thức ăn công nghiệp, môi trường luôn ổn định không bị ô nhiễm... Anh Tiến cho biết, thường thả tôm thẻ mật độ 80 con/m2, sau 4 - 5 tháng tôm đạt trọng lượng 25 con/kg, sản lượng bình quân 30 tấn/ha và với giá 260.000 đồng/kg thì lợi nhuận ước đạt khoảng 60%.

Từ người làm thuê, nay anh Tiến tạo công ăn việc làm ổn định cho 35 thanh niên ở nông thôn, thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng và giao khoán cho họ trực tiếp theo dõi nhiều ao tôm. Những hộ nuôi tôm lân cận cho biết, anh Tiến sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn cặn kẽ kỹ thuật nuôi tôm cho bà con. Đặc biệt, trên đầm tôm của anh lúc nào cũng có hơn 20 sinh viên chuyên ngành thủy sản thực tập và luôn được anh chỉ dẫn tận tình.

Báo Thanh Niên, 10/04/2014
Đăng ngày 10/04/2014
Trần Thanh Phong
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 19:06 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 19:06 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 19:06 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 19:06 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 19:06 18/02/2025
Some text some message..