Tự tạo cơ hội - Kỳ 33: Nhân giống rùa nước kiếm tiền tỉ

Từ những con rùa nước (hay còn gọi là rùa Trung bộ) ít ỏi, ông  Phạm Ngọc Hoàng đã nhân giống thành công, không những góp phần bảo tồn giống rùa quý hiếm này trước nguy cơ tuyệt chủng mà còn thu nhập cả tỉ đồng mỗi năm.

rùa nước
Ông Phạm Ngọc Hoàng là người đầu tiên trong cả nước nhân giống rùa nước thành công - Ảnh: Đức Huy

Ông Hoàng (50 tuổi, ở khu phố 4, thị trấn Hai Riêng, H.Sông Hinh, Phú Yên) cho biết cách đây chừng 20 năm, ở huyện miền núi Sông Hinh rùa nước nhiều vô số kể nên giá rẻ như bèo, bán chẳng ai mua. Thời điểm năm 1999, nhiều người dân bắt được rùa nước đem đến bán nhưng ông không mua. Bán không được thì họ cho lại, ông thả nuôi trong hồ cho vui. Đùng một cái, cuối năm 2010, giá rùa nước lên cơn sốt. 1 kg rùa nước hơn 20 triệu đồng. Ông Hoàng kiểm tra lại số lượng rùa mà lâu nay ông thả nuôi cho vui không ngờ, trong hồ có hơn 30 con lớn nhỏ. “Tôi lập tức đến Hạt Kiểm lâm huyện đăng ký nuôi loài này và nghĩ ngay chuyện phát triển, nhân giống chúng”, ông Hoàng chia sẻ.

Hiện ông Hoàng có hơn 30 con rùa nước sinh sản. Mỗi năm chúng đẻ 2 - 3 lứa (trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 6) và mỗi con mẹ chỉ ấp thành công 4 con con. “Hiện tôi cho ấp tự nhiên. Tôi cũng đang nghiên cứu, thí điểm từng cách ấp để rút kinh nghiệm và chọn cách ấp thích hợp nhất để rùa nở đạt tỷ lệ cao. Đàn giống của tôi có hơn 180 con lớn nhỏ”, ông Hoàng nói.

Theo ông Hoàng, rùa nước từ khi sinh đến khi trưởng thành trở thành rùa sinh sản phải mất 6 - 7 năm. Rùa nuôi rất dễ, thức ăn chủ yếu trái cây, tôm, tép, cá và đặc biệt ít bị dịch bệnh.

Ông Hoàng dự tính sẽ bán giống rùa nước con cho người dân để phát triển nghề nuôi này. Ông cũng cho biết so với ba ba, nuôi rùa nước hiệu quả hơn bởi thức ăn của rùa nước và ba ba như nhau, nhưng giá 1 con rùa bằng 500 con ba ba. Tuy nhiên, cái khó để phát triển nghề nuôi rùa nước là con giống. Với số lượng rùa sinh sản hiện tại, mỗi năm ông có hơn 50 con rùa giống, thu nhập ít nhất cũng khoảng 1,3 tỉ đồng. Rùa nước giờ rất hiếm, giá còn cao hơn trước gấp nhiều lần, từ 120 - 130 triệu đồng/kg. 

Không chỉ nghĩ đến chuyện phát triển nghề nuôi rùa nước, ông Hoàng cũng đã tính đến chuyện bảo tồn giống rùa quý hiếm này. Ông Hoàng bảo: “Mình làm kinh tế là một chuyện, nhưng chuyện bảo tồn giống rùa quý này cũng nên làm. Bây giờ, rùa nước ở ngoài tự nhiên rất khan hiếm nên cũng phải nghĩ chuyện tái tạo loài rùa này trong tự nhiên”.

Rùa nước có tên khoa học là Mauremys annamensis, là một loài rùa thuộc họ rùa đầm, nhóm IIB. Theo ông Nguyễn Minh Huân, Phó phòng Quản lý và bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên), ông Hoàng là người đầu tiên trong cả nước cho rùa nước sinh sản.

Báo Thanh Niên, 09/05/2014
Đăng ngày 10/05/2014
Đức Huy
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:31 11/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:31 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:31 11/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:31 11/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:31 11/11/2024
Some text some message..