Tuy Phong: Tôm thẻ chân trắng vào mùa

Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.

nuôi tôm ở Tuy Phong
Người nuôi tôm ở Tuy Phong đang phấn khởi vì tôm thẻ được mùa, được giá.

Từ đầu năm đến nay tình hình nuôi tôm thịt ở huyện Tuy Phong gặp nhiều khó khăn. Tuy đã bước vào vụ chính nhưng diện tích thả nuôi mới không đáng kể (125,8ha). Nếu sau tết, người dân nuôi tôm lo lắng thậm chí có người mất hết vốn vì tôm chết hàng loạt và tôm chết liên tục nhiều đợt, thì đây là thời điểm họ thu lãi để bù lỗ cho vụ đầu năm. Mấy năm gần đây, cứ đến thời điểm giao mùa từ tháng 12 đến tháng 2, tôm thẻ chân trắng lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Sau khi thả post một thời gian ngắn, tôm bỗng chậm lớn, có dấu hiệu nổi đầu và chết dần. Theo các kỹ sư nuôi trồng thủy sản quản lý khu vực tỉnh Bình Thuận, thì tôm thẻ gặp phải hội chứng tôm chết sớm hoặc hội chứng hoại tử gan tụy cấp; có thể tôm không thích nghi với thời điểm thời tiết chuyển mùa. Do đó, những ai nuôi tôm luân canh sẽ gặp thiệt hại lớn ở thời điểm này.

Sau một thời gian “đánh vật” với bệnh trên tôm thẻ chân trắng, thì đây là thời điểm người nuôi tôm có thể thở phào nhẹ nhõm để chuẩn bị cho vụ mùa. Chuẩn bị thu hoạch 4 sào tôm thẻ chân trắng, anh Nguyễn Văn Lai (xã Vĩnh Hảo) không giấu được niềm vui: “Đợt này gia đình tôi nuôi đạt lắm, kích cỡ tôm lớn, giá tôm đang nhích dần hi vọng sẽ có lãi nhiều. Với giá tôm hiện nay khoảng 100 nghìn đồng/kg (loại 100 con), trừ chi phí có thể thu lãi vài chục triệu đồng”. Hòa cùng với niềm vui ấy, hộ anh Minh Trí (xã Vĩnh Tân) với hơn 1ha nuôi tôm đã thu về hàng trăm triệu đồng.

Sau nhiều năm “sống chung” với con tôm thẻ, người nuôi tôm ở Tuy Phong không còn nôn nóng thu lãi nuôi thâm canh liên tục 3 vụ/năm. Thay vào đó, họ biết nương theo thời tiết, thả nuôi theo khuyến cáo của cơ quan chức năng để tránh thất bại. Ông Nguyễn Văn Long (xã Chí Công) cho biết: “Sau 2 năm thất bại liên tiếp vào vụ đầu năm do thời tiết chuyển mùa nắng nóng kéo dài. Năm nay tôi không nuôi trái vụ, chỉ nuôi 2 vụ/năm, lời ít nhưng nắm phần chắc trong tay. Đây là thời điểm tôm phát triển khá tốt, ít bệnh nên hầu như hộ nào nuôi cũng đạt”.

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, các hộ nuôi không nên thả nuôi trước tháng 3, vì đây là thời điểm giao mùa rất dễ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng và không nên thả dày. Tuy nhiên, vẫn còn không ít hộ nuôi đã thả tôm post dày làm dịch bệnh dễ phát sinh. Phòng Nông nghiệp huyện Tuy Phong đã phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trạm Khuyến ngư huyện và Công ty Hải Nam mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm VietGAP cho nhiều hộ nuôi, để việc sản xuất tôm thịt thời gian tới đạt hiệu quả, tránh tổn thất cho người nuôi tôm.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 19/07/2013
An Nguyên
Nuôi trồng

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 00:55 09/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 00:55 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 00:55 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 00:55 09/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 00:55 09/10/2024
Some text some message..