Tiến trình nghiên cứu
Ở loài cá hồi, đến mùa sinh sản, chúng lại quay trở lại vùng nước ngọt để đẻ trứng, sinh sản ra thế hệ tiếp theo, cứ như vậy cá hồi thay đổi vùng nước sinh sống, từ nước ngọt sang nước mặn và ngược lại. Sự di cư này được các nhà khoa học phát hiện trong bộ gen của chúng, mặt khác cá hồi di cư do sự khác nhau của môi trường cung cấp thức ăn và môi trường sinh sản. Nguồn thức ăn cho cá hồi chủ yếu ở vùng biển khơi, nhưng loài cá này lại sinh sản ở nước ngọt. Tuy nhiên, vẫn có một số loài cá hồi ngược dòng chảy quay lại vùng nước ngọt để sinh sản và vẫn sống ở vùng nước đó.
Philopatry là xu hướng của một sinh vật sẽ ở lại hoặc thường xuyên quay trở lại một khu vực cụ thể, được cho là chỉ áp dụng cho các loài cá hồi, kết hợp những kiến thức đó với bản đồ phân bố đánh bắt, gắn thẻ và di truyền cho các nghiên cứu về trình tự gen, các nhà nghiên cứu đã xác định được các tuyến đường di cư dự kiến của 11 loài cá ngừ và các loài cá lớn sống gần mặt biển ở Thái Bình Dương và xác định rằng một số khu vực nhất định nên được xếp vào danh sách ưu tiên hàng đầu khi nói đến sự duy trì quần thể của chúng.
Những phát hiện thú vị
“Điều thú vị là khi chúng tôi so sánh các tuyến đường di cư mà chúng tôi đề xuất với dữ liệu đánh bắt được lập bản đồ từ năm 1950 đến năm 2016, chúng tôi đã tìm thấy nhiều điểm trùng hợp. Rõ ràng, độ chính xác của các tuyến đường này được củng cố bằng cách xem xét khái niệm Philopatry, mặc dù chúng tôi vẫn còn đang thăm dò” – theo tiến sĩ Veronica Relano.
Sau khi phân tích các con đường di cư theo mùa của từng loài trong số 11 loài cá riêng lẻ, các nhà nghiên cứu đã xếp chồng chúng lên nhau và nhận thấy rằng một số loài và quần thể của những loài cá lớn sống gần mặt biển sử dụng các tuyến đường di cư giống nhau.
Ở những khu vực có mật độ tàu bè lưu thông cao, hai trong số đó ở khu vực đông bắc và trung tâm của Thái Bình Dương cùng hai khu vực phía tây nam và trung tâm, nên trở thành một phần của “hành lan xanh”, đây là những tuyến đường có các biện pháp quản lý thủy sản nghiêm ngặt hoặc cấm một phần việc đánh bắt công nghiệp phải được thực thi để tăng cường kết nối các môi trường sống thông qua đó cho phép quần thể các loài sinh vật biển tự duy trì.
Tiến sĩ Daniel Pauly, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà điều tra chính nhận định rằng: “Trước khi thiết lập bất kỳ khu bảo tồn nào để hỗ trợ việc xây dựng lại các quần thể cá đang bị suy giảm, điều quan trọng là phải xem xét toàn bộ kiến thức sẵn có về sự di cư và di chuyển của các loài khác nhau. Đây là những gì chúng tôi đặt ra với nghiên cứu này. Phát hiện của nghiên cứu trên cho thấy những nỗ lực như vậy sẽ hiệu quả hơn ở các khu vực nào, nhưng như đã nêu trong tiêu đề của chúng tôi, các chu kỳ di cư khép kín mà chúng tôi đề xuất chỉ là dự kiến và do đó sẽ rất tốt nếu các nhà nghiên cứu khác bắt đầu kiểm tra tính hợp lệ của chúng.”