Tỷ lệ nào của tinh trùng và trứng giúp nâng cao tỉ lệ nở của cá da trơn lai

Thụ tinh nhân tạo để sản xuất giống là một kỹ thuật thường được thực hiện đối với các loài cá không đạt được sinh sản đồng bộ trong điều kiện nuôi nhốt do các cơ chế cách ly sinh sản hoặc các rào cản sinh lý khác.

cá da trơn lai
Cá da trơn lai - con lai giữa cá nheo Mỹ cái (I. punctatus) và cá nheo lục đực (I. furcatus) chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Ảnh minh họa.

Thật không may, cá da trơn lai, con lai giữa cá nheo Mỹ cái (I. punctatus) và cá nheo lục đực (I. furcatus) chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nhưng khả năng sản xuất của chúng là hạn chế. Điều này là do thiếu sự lai tạo tự nhiên giữa hai loài và sự cần thiết phải hy sinh con đực để thụ tinh nhân tạo. 

Cá da trơn lai tăng trưởng nhanh hơn, kháng bệnh, tỷ lệ sống cao và cải thiện hiệu quả chuyển đổi thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, việc duy trì những con cá nheo lục đực để sản xuất lai tạo vẫn là một nỗ lực tốn kém và tốn thời gian đối với các trại giống, vì cá đạt thành thục sinh dục muộn hơn (sau 4-6 năm) và chỉ có thể được sử dụng một lần. 

Cá nheo lục
Cá nheo lục đực (I. furcatus).
cá nheo Mỹ
Cá nheo Mỹ cái (I. punctatus).

Do đó, việc sử dụng hiệu quả các nguồn giao tử bằng cách sử dụng nồng độ tinh trùng tối thiểu để thụ tinh nhân tạo đặc biệt quan trọng đối với sản xuất cá da trơn lai, vì tinh hoàn của cá da trơn phải được phẫu thuật cắt bỏ, nghiền nát và pha loãng để làm dung dịch thụ tinh. Điều này sẽ góp phần cải thiện sản xuất trại giống và giảm bớt nhu cầu đối với cá đực trưởng thành. 

Tỷ lệ tinh trùng và trứng tối ưu để thụ tinh thay đổi tùy thuộc vào loài, quá trình sinh lý sinh sản liên quan, quy trình giao phối cụ thể, các đặc điểm giao tử của chúng. Ngay cả trong cùng một loài, mật độ tinh trùng khác nhau đã được khuyến cáo do sự khác biệt về kỹ thuật thụ tinh hoặc chất lượng giao tử ban đầu. Mật độ tinh trùng có thể gây ra những thay đổi lớn về kết quả sinh sản, tỉ lệ thành công trong quá trình ấp nở.

Tuy nhiên, dựa trên những phát hiện trước đây, tỷ lệ tinh trùng/trứng tối ưu hiện được sử dụng để thụ tinh nhân tạo nằm trong một phạm vi rộng và có thể vượt quá mật độ tinh trùng thực tế cần thiết để tối đa hóa sản lượng cá bột lai. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp một đánh giá gần nhất về nồng độ tinh trùng tối thiểu cho phép sản xuất lượng cá bột cao nhất, tối đa hóa tỉ lệ nở thành công của cá da trơn lai trong điều kiện trại giống có kiểm soát.

Tinh trùng và trứng được thu thập từ cá bố mẹ thành thục, sau đó pha loãng để thu được sáu tỷ lệ tinh trùng/trứng lần lượt là 1×103; 5×103; 1×104; 2,5×104; 5×104 và 1,0×105 : 1. Phôi sau đó được ủ trong điều kiện môi trường thông thường cho đến khi nở. Trứng chết được nhận biết bằng mắt thường có màu trắng, đục hoặc kích thước to ra và được loại bỏ hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn. Trứng chết dính vào trứng đã thụ tinh được để nguyên để tránh làm hỏng trứng đã thụ tinh. Thu thập và tiến hành phân tích đánh giá sau khi kết thúc thử nghiệm.

Kết quả phân tích cho thấy rằng tỷ lệ tinh trùng trên trứng có tác động đáng kể đến sản lượng tổng thể của cá da trơn lai. Trong đó, tỷ lệ nở thành công tăng 30% khi nồng độ tinh trùng/trứng tăng từ 5×103:1 lên 1×104: 1. Sau đó, việc tăng thêm tỷ lệ tinh trùng vào mỗi trứng không có cải thiện đáng kể về khả năng nở thành công. Hơn nữa, khả năng thành công của quá trình ấp nở đạt được tối đa ngay cả khi sử dụng ít tinh trùng hơn nhiều so với những gì đã được khuyến cáo trước đây cho việc thụ tinh nhân tạo. 

Chính vì thế, mật độ tinh trùng thấp hơn có thể là tối ưu trong những điều kiện nhất định. Ngoài ra, tác động của các cá thể cá cái ảnh hưởng tới 93,6% sự thay đổi độ nở, cho thấy tầm quan trọng của từng cá thể cái và chất lượng trứng đối với sản xuất cá bột. 

Nhìn chung, dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng việc áp dụng tỷ lệ tinh trùng/trứng ở mức 1,0×104:1 sẽ hỗ trợ việc tiêu chuẩn hóa các quy trình thụ tinh nhân tạo cho cá da trơn lai trong điều kiện trại giống. Đồng thời, khả năng tiết kiệm tinh trùng và khả năng nở có thể được tối đa hóa đối với mỗi cá thể giống cá nheo lục đực. 

Nguồn: Myers, J. N., Nichols, Z. G., Abualreesh, M. H., El Husseini, N., Taylor, Z. A., Coogan, M. P., Gurbatow, J., Vo, K. M., Zadmajid, V., Chatakondi, N., Dunham, R. A., & Butts, I. A. E. (2020). Impact of sperm density on hatch success for channel catfish (Ictalurus punctatus) ♀ × blue catfish (Ictalurus furcatus) ♂ hybrid production [online], viewed 23 August 2021, from:<https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2020.735024>. 
Đăng ngày 23/11/2021
Uyên Đào
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 21:18 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 21:18 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 21:18 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:18 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 21:18 26/12/2024
Some text some message..