Tỷ phú làm giàu từ nghề nuôi đặc sản

Đến ấp Long Công, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) hỏi ông Huỳnh Văn Ri ( Hai Ri)-tỷ phú nuôi lươn đồng thì ai cũng biết. Hiện nay dù ông đã qua đời do căn bệnh hiểm nghèo nhưng 5 người con của ông đều đã kế thừa nghề của bố và làm ăn thành đạt với nghề ươn lươn giống vang danh cả nước.

Tỷ phú làm giàu từ nghề nuôi đặc sản
Lươn giống trong gia đình anh Ẩn

Trong 5 người con của ông Hai Ri thì người thứ 5 anh Huỳnh Ngọc Ẩn có qui mô nuôi lươn đồng lớn nhất. Anh Ẩn kể lại “Cách nay khoảng 15 năm, ba tôi đã nghĩ đến việc sản xuất lươn giống từ loại lươn đồng có đặc điểm dầu to, đuôi dài, màu sắc bóng, đẹp, thịt thơm ngon, dễ tiêu thụ trên thương trường để bán có giá và không “dội chợ”…”.

Theo anh Ẩn, sinh thời ông Hai Ri cùng các con chia nhau nghiên cứu tài liệu, đi tham quan cách nuôi ở nơi khác, tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học và tiến hành đi bắt lươn đồng con về nuôi thử nghiệm với thức ăn chính là là ốc các loại xay nhuyễn. Điều khác thường là lươn được nuôi trong các bể chứa xi măng, bên trong có lót các tấm bạt ni lông.

Ban đầu lươn chưa thích nghi với môi trường mới nên kém ăn, chậm lớn dẫn đến thất thoát. Không nản chí, 6 cha con tìm tòi các biện pháp để “thuần hóa” lươn đồng và đã thành công như mong đợi

Anh Ẩn kể thêm “Lúc đó, cả nhà rất mừng vì đã tìm ra hướng đầu tư ban đầu làm cơ sở sản xuất cùng lúc 2 mặt hàng là lươn thịt và lươn con giống…”

Năm 2009 gia đình ông Hai Ri thu hoạch được 10.000 con lươn giống trên diện tích của 3 bể xi măng. Năm 2013 ông đầu tư được 30 bể kiên cố trên diện tích 2.000 m2 bán được 300.000 con lươn giống thu lãi hơn 1 tỉ đồng. Năm 2015, gia đình ông Hai Ri xuất bán 800.000 con lươn giống thu lãi khoảng 1,5 tỉ đồng.

nuôi lươn, tỷ phú nuôi lươn, nuôi lươn làm giàu

Anh Huỳnh Ngọc Ẩn, truyền nhân nuôi lươn của cha mình là ông Hai Ri.

Sinh thời, điều đáng quý ở người thương binh hạng 4/4 Huỳnh Văn Ri là ông luôn sẵn sàng hỗ trợ lươn giống cho người nghèo, các gia đình thương binh, liệt sỹ với giá rẻ và thu tiền sau khi họ bán được lươn thịt. Không những vậy ông còn đích thân làm “ cố vấn” không công cho các hộ trên về cách xây bể, chăm sóc, đề phòng dịch bệnh… nên hiếm có trường hợp não rũi ro xảy ra cho người nuôi.

Ông Lê Văn Tám, ngụ huyện Vĩnh Thạnh ( TP Cần Thơ) cho biết “Nhờ ông Ri tận tình giúp đỡ kỹ thuật nên chúng tôi dần dà biết cách ươn lươn giống và nuôi lươn thịt, từ đó cuộc sống khấm khá hơn trước. Hiện nay có điều gì chưa rõ, chúng tôi lại tìm đến anh Ẩn-“ truyền nhân” của ông Hai Ri để nhờ giúp đỡ…”.

Hiên tại, 5 người con của ông Hai Ri đã có 5 cơ sở sản xuất lươn giống và lươn thịt với diện tích nuôi từ 2.000 đến 3.000 mét vuông bể. Riêng anh Huỳnh Ngọc Ẩn hiện đang nuôi khoảng 60.000 con lươn thịt, 15.000 con lươn bố mẹ. Lươn thịt có giá từ 150.000-60.000 đồng/kg; lươn giống giá bán từ 3.000-7.000 đồng/con tùy thuộc trọng lượng. Mỗi năm trừ hết các khoản chi phí, anh Ẩn còn lãi trên 400 triệu đồng. Những người con còn lại của ông Ri do đầu tư ít bể hơn nên lãi thu về từ 200-300 triệu mỗi năm.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, các cơ sở sản xuất nầy còn tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động với công việc bắt ốc, xay ốc làm thức ăn cho lươn, vận chuyển, phân phối đến khách hàng theo yêu cầu.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 11/07/2017
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:25 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:25 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 11:25 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 11:25 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 11:25 26/11/2024
Some text some message..