Tỷ phú nhờ mô hình trang trại tổng hợp cá - lợn vùng núi

Anh Hoàng Ngọc Thanh (29 tuổi, ở xã Quang Sơn H.Lập Thạch, Vĩnh Phúc) hiện là tỉ phú với trang trại tổng hợp và kinh doanh siêu thị mỗi năm cho doanh thu khoảng 8 tỉ đồng.

Tỷ phú nhờ mô hình trang trại tổng hợp cá - lợn vùng núi
Mô hình trang trại kinh tế chăn nuôi lợn của anh Hoàng Ngọc Thanh, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc cho lợi nhuận gần 400 triệu đồng/năm.

Anh Thanh bắt đầu đến với nghề nuôi cá từ năm 2012, khi vừa trải qua lớp học kỹ thuật chăn nuôi thủy sản do Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức và được Quỹ tài năng trẻ Vĩnh Phúc (trực thuộc Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc) cho vay 50 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Qua nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường, Thanh chọn nuôi cá rô phi Đường Nghiệp có nguồn gốc từ Philippines. Giống cá này có đặc tính lớn nhanh hơn so với các loài cá rô phi khác, đặc biệt khả năng chịu nóng, lạnh tốt, thích nghi môi trường nước có lượng ô xy thấp hơn bình thường, nên rất phù hợp với khu vực đồi núi như xã Quang Sơn.

Hoàng Ngọc Thanh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2017 của T.Ư Đoàn Ảnh: P.HẬU

Hoàng Ngọc Thanh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2017 của T.Ư Đoàn Ảnh: P.HẬU

Trong đợt nuôi đầu tiên, anh Thanh dốc toàn bộ vốn vay mua giống cá rô phi Đường Nghiệp thả vào khu hồ nuôi rộng 4 ha của gia đình.

Lứa cá đầu tiên do còn thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nên kết quả chưa thực sự cao, lợi nhuận chỉ đạt mức 80 triệu đồng. Nhưng với ý chí, quyết tâm của tuổi trẻ, Thanh lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá và tiếp tục mở rộng quy mô thả cá rô phi đơn tính, cá chép với số lượng 35 nghìn con rô phi đơn tính Đường Nghiệp, 10 nghìn con cá chép. 

Những lứa cá tiếp theo cho năng suất cao, có thu nhập nên Thanh mở rộng chăn nuôi, đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi lợn. Với sự cần cù, chịu khó, trang trại tổng hợp cá - lợn hơn 5 ha của thanh niên trẻ Hoàng Ngọc Thanh cho thu nhập 400 triệu đồng/năm. 

Nhờ nghề nuôi cá, anh bắt đầu có vốn mở rộng sang chăn nuôi heo và mở siêu thị mini cung cấp hàng tiêu dùng cho người dân địa phương. Hiện 4 ha ao nuôi cá của gia đình vẫn cho thu lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Có nhiều năm nuôi cá, nắm đầu mối thương lái, anh Thanh vẫn kề vai sát cánh với người dân địa phương để cùng nuôi và chia sẻ thị trường, tìm đầu ra bền vững cho các loại cá thương phẩm. Nhiều năm liền, cá nhân anh và Đoàn xã Quang Sơn vinh dự được nhận Giấy khen của Huyện Đoàn Lập Thạch.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 20/12/2017
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 15:03 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 15:03 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 15:03 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:03 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 15:03 17/11/2024
Some text some message..