Tỷ phú với tâm huyết bảo tồn giống cá hô

Vốn là nông dân chân lấm tay bùn, không có chuyên môn về nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với những đối tượng mới như cá hô.

ao nuoi ca ho

Dù vậy, nhưng với ý thức vì cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà ông Nguyễn Văn Bảnh, ngụ tại ấp Trung Thạnh, xã Trung Hòa (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đã mày mò nghiên cứu và đã thành công với mô hình nuôi cá hô trong ao đất với lợi nhuận lên tới hàng tỷ đồng.

Nuôi cá vì cộng đồng

Sở hữu 7 ao nuôi cá nước ngọt trên diện tích đất hơn 3 ha, ông Bảnh đã từng kinh qua nuôi các đối tượng thủy sản như: cá tra, cá rô phi, cá tai tượng, cá sặc lò tho… với thâm niên hơn 10 năm. Đến cuối năm 2009, ông Bảnh bắt đầu chuyển sang nuôi cá hô, loài cá quý sắp tuyệt chủng ngoài tự nhiên, cũng chỉ vì muốn góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương.

Ông Bảnh kể: Từ thời Công ty chế biến thủy sản Hùng Vương mới thành lập, ông đã nuôi cá tra bán cho doanh nghiệp này, sau đó lại chuyển qua các đối tượng cá nước ngọt khác…, thế nhưng tất cả các mô hình nuôi đều chưa mang lại hiệu quả cao. Trong một buổi tuyên truyền về ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ông được cán bộ thủy sản địa phương thông tin cho biết loài cá hô ngoài tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng và khuyến cáo nuôi đối tượng này để giảm áp lực khai thác tự nhiên. Từ đó, ông Bảnh bắt đầu có ý tưởng nuôi cá hô ghép với các loài cá khác đang nuôi ở gia đình.

Đặc biệt, ông Bảnh có một kinh nghiệm “xương máu” muốn chia sẻ với bà con là cá hô rất nhạy cảm với việc xử lý hóa chất trong ao nuôi, nhất là trong điều kiện ao nuôi có nhiều tảo. Ông khuyến cáo: “Tuy cá hô dễ nuôi nhưng nếu không chú ý, người nuôi cũng có thể chuốc lấy những thiệt hại nặng nề. Bằng chứng là đàn cá hô khoảng 200 con với mỗi con hơn 6 kg của tôi đã bị chết hoàn toàn, gây thiệt hại khoảng 150 triệu đồng, nguyên nhân là do đánh hóa chất đồng Sunphat (CuSO4) để diệt ký sinh trùng trên cá tai tượng nuôi ghép với cá hô. Điều đáng lưu ý là cá tai tượng trong ao vẫn bình thường và ao này có nhiều tảo, trong khi các ao khác cũng cùng diện tích, đánh cùng lượng hóa chất, cùng thời điểm nhưng cá không chết”.

Ngoài ra, để không ảnh hưởng đến chất lượng cá thu hoạch khi nuôi ghép với các loại cá khác thì “Nên bắt cá hô ra trước để tránh các loại cá khác quẫy đuôi làm đỏ mình cá hô bán mất giá. Hoặc cá hô bị chết do các loại cá khác chui vô miệng”, ông Bảnh chia sẻ thêm.


Chia sẻ thành công

Theo ông Bảnh, nuôi cá hô không tốn thức ăn do cá chỉ ăn thực vật phù du, rong tảo trong nước, tỷ lệ sống cao (trên 95%), tăng trưởng nhanh (mỗi năm cá tăng trọng từ 2,5-3 kg/con tùy mật độ nuôi), dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá cá bình quân lên tới 150.000 đồng/kg đối với loại cá trên dưới 5 kg/con. Do vậy, hiệu quả nuôi thời điểm hiện tại có thể nói là rất cao. “Tôi đã bán đợt cá hô đầu tiên 900 con với kích cỡ từ 3,1 – 6,1 kg/con, giá bán 132.000 – 162.000 đồng/kg. Tính ra, doanh thu gần 500 triệu đồng, lợi nhuận hơn 400 triệu đồng sau khi trừ chi phí”, ông Bảnh cho biết.

Trong thời gian tới, ông Bảnh sẽ tiếp tục bán số cá còn lại hơn 1.000 con với doanh thu ước tính trên 600 triệu đồng. Nếu tính hiệu quả chung của đợt thả nuôi đầu tiên này, ông Bảnh thu lãi hơn 1 tỷ đồng, trong khi chi phí đầu tư ngoài tài sản cố định như ao hồ thì chi phí con giống là lớn nhất, với giá chỉ gần 30 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Bảnh cũng không khỏi lo ngại đầu ra của cá hô, do đối tượng này chỉ được tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn lớn nên các đầu mối thu mua cũng hạn chế, với mỗi lần bán chỉ vài chục con.

Tuy vậy, với mong muốn, càng nhiều người nuôi cá hô thì việc khai thác loài cá này ngoài tự nhiên càng giảm, nguồn lợi thủy sản có điều kiện được phục hồi, nên ngay khi thu hoạch đợt cá đầu tiên mang lại hiệu quả cao, ông Bảnh đã mạnh dạn giới thiệu, hướng dẫn cho những bà con xung quanh, cũng như những người nuôi cá trong và ngoài tỉnh từ việc mua con giống, đến kinh nghiệm chăm sóc đối tượng mới này mà ông đã đúc kết được trong quá trình nuôi. Đến nay, chỉ tính riêng khu vực xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo đã có hơn 20 hộ nuôi cá hô được vài tháng tuổi đang phát triển tốt.

>> Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Bảnh cũng là một “mạnh thường quân” ở địa phương, luôn đi đầu trong các cuộc vận động, phong trào ở địa phương, chia sẻ những khó khăn với những gia đình nghèo khó, với những trẻ em bất hạnh…

Đăng ngày 25/02/2012
Thành Công
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:39 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:39 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:39 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:39 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:39 01/12/2024
Some text some message..