Ứng dụng quy trình nuôi tôm cải tiến

Trước những tác động của biến đổi khí hậu, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh khu vực ĐBSCL đã triển khai nhiều quy trình nuôi tôm cải tiến mang lại hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm cải tiến
Thu hoạch tôm

Kiên Giang: Tôm - lúa quản lý cộng đồng

Mô hình do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang xây dựng và chuyển giao cho nông dân thực hiện đã được vài năm nay. Thực hiện liên kết nông dân thành tổ, đội sản xuất, tương trợ lẫn nhau, giúp bà con nâng cao ý thức trong thực hiện lịch thời vụ, xuống giống đồng loạt, tập trung, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan trong quá trình thả nuôi, năng suất cao hơn hẳn.

Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, để tham gia mô hình, nông dân sẽ được tập huấn và phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, quy mô diện tích 1 - 2 ha trở lên, đê bao quanh ruộng rộng 3 - 4 m, diện tích đường mương chiếm 25 - 30% và phải có ao lắng và ao vèo con giống riêng (chiếm khoảng 30% tổng diện tích thả nuôi). Đồng thời, nâng cao trình độ chăm sóc, quản lý trong nuôi tôm, từ đó làm tăng năng suất tôm, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích. Qua dự án, sẽ xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho mô hình luân canh tôm - lúa để khuyến cáo nông dân áp dụng, nhân rộng ra toàn vùng.

Tham gia mô hình quản lý cộng đồng, ông Ba Đông (Trương Văn Đông, ở ấp Tám Biển 2, xã Thuận Hòa, An Minh) đánh giá: “Mô hình này mang lại nhiều lợi ích, cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Nông dân được tập huấn kỹ về kỹ thuật, từ cách xây dựng ao nuôi, đến khâu cải tạo môi trường, chọn con giống, chăm sóc, đặc biệt là có sự tương trợ lẫn nhau”.

Để tạo sức lan tỏa, mô hình sẽ được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hỗ trợ thực hiện xuyên suốt qua 1 vụ tôm và 1 vụ lúa (1 năm); sau đó, sẽ tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả và chuyển giao cho nông dân tự triển khai thực hiện ở các năm tiếp theo. Nhờ đó, đến nay tại các huyện vùng U Minh Thượng như: An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận đều đã được phủ kín mô hình này.

Sóc Trăng: Bền vững nhờ nuôi tôm theo tiêu chuẩn

HTX Thủy sản Toàn Thắng ở ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu) có 29 thành viên với 43 ha nuôi tôm đạt chứng nhận VietGAP và Giám đốc HTX Mai Văn Đấu cho biết, nhờ thế mà “chắc ăn”, tiến tới bền vững. Đây là một trong số những thành viên nuôi tôm có trách nhiệm và hiệu quả của Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh.

Vụ nuôi tôm năm 2017 của HTX thu hoạch được 162 tấn, doanh thu hơn 14 tỷ đồng, lời 6,7 tỷ đồng. Không phải toàn bộ diện tích nuôi tôm của HTX đạt kết quả cao mà có một số cũng bị dịch bệnh gây thiệt hại nhưng không đáng kể, nếu so với những năm trước chưa thực hiện tiêu chuẩn VietGAP. Tháng 10/2017, HTX Thủy sản Toàn Thắng chính thức đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vừa qua, HTX tiến tới ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ tôm bền vững theo tiêu chuẩn ASC với Công ty CP Chế biến Thủy sản Út Xi.

Cà Mau: Nuôi khép kín hai giai đoạn

Để giúp nông dân tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật mới, thích ứng nhanh với sự biến động của thời tiết, dịch bệnh... Trung tâm Khuyến nông Cà Mau đã nghiên cứu “Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh năng suất cao”, được thực nghiệm trên nhiều hộ dân, mở ra hướng đi mới cho người nuôi.

Gia đình ông Ngô Minh Hiểu (ấp Cống Đá, xã Phú Tân, huyện Phú Tân) có gần 1 ha đất nuôi tôm công nghiệp. Năm 2016, ông Hiểu được Trung tâm Khuyến nông Cà Mau hướng dẫn thực hiện “Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh năng suất cao”. Sau thời gian nuôi khoảng 3,5 tháng, gia đình ông thu hoạch tôm đạt cỡ 35 con/kg, sản lượng 9 tấn. Lợi nhuận ước đạt trên 630 triệu đồng/vụ.

Anh Trương Nhựt Thành (ấp Tân Thành, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) cho biết: Cái hay của quy trình nuôi này chính là hệ thống ao nuôi bổ trợ cho nhau. Ao lắng thô bước đầu giúp điều tiết nguồn nước để lấy vào ao cấp nước, sau đó xử lý mới được cung cấp cho ao nuôi và ao vèo. Cũng nhờ làm theo “Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh năng suất cao”, vụ mùa vừa qua, gia đình anh Thành ước thu hoạch đạt sản lượng gần 13 tấn tôm thương phẩm, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng trên diện tích nuôi công nghiệp 1,2 ha.

Theo Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, quy trình nuôi tôm khép kín theo hai giai đoạn giúp người dân quản lý rất tốt vấn đề môi trường, tạo điều kiện lý tưởng để tôm nuôi phát triển. Đặc biệt, giúp người dân rút ngắn được thời gian nuôi. Khi bà con chuẩn bị thu hoạch tôm, người dân hoàn toàn có thể chuẩn bị giống trong ao vèo trước để nối tiếp vụ. Đối với cách nuôi này, tốn khá nhiều diện tích đất, chính vì vậy người dân thường bỏ đi ao lắng thô, ao xả thải để tận dụng diện tích nuôi. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo người dân cần làm theo đúng quy trình để giảm thiểu rủi ro.

TSVN
Đăng ngày 04/05/2018
Anh Vũ
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 15:57 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 15:57 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 15:57 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 15:57 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 15:57 15/01/2025
Some text some message..