Ương cá lăng nha trên bể lót bạt

Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.

Cá lăng nha
Cá lăng nha

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các chỉ tiêu môi trường nằm trong giới hạn phù hợp cho cá lăng nha sinh trưởng và phát triển; tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá đạt từ 0,46-0,7g, chiều dài cá 0,85-3 cm; tỷ lệ sống sau 35 ngày ương dao động từ 73-86%. Lợi nhuận từ hai mô hình thu được 11,4-14,35 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận 40-53%. Cá rất đều nhau, tỷ lệ phân đàn không đáng kể, cá rất khỏe, không có dịch bệnh trong quá trình ương và phát triển rất tốt. Tỷ lệ sống cao hơn so quy trình ương cá giống trong ao. Thức ăn sử dụng cho cá từ 3-5 ngày tuổi cho ăn trứng nước theo nhu cầu của cá; từ 5-14 ngày tuổi ăn trứng nước và trùn chỉ theo nhu cầu; từ 15 ngày tuổi trở đi cho ăn thức ăn tự chế gồm 70% cá tạp và 30% thức ăn công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng sau thời gian ương cá từ 30-35 ngày tuổi đạt chiều dài dao động 2,3-3cm, trọng lượng 0,48g-0,73g (1.400-2.000 con/kg).

Theo kỹ sư Tuấn: Những năm trước, cá lăng nha rất được ưa chuộng bởi thịt trắng, thơm ngon, nhưng lượng cá chủ yếu là khai thác tự nhiên, vì vậy nguồn cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Đây là loài rất dễ nuôi, dễ thích nghi trong ao đất, lồng bè... Nghề nuôi phát triển kéo theo nhu cầu con giống tăng cao, do đó đề tài được thực hiện nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cá lăng nha, nâng cao năng suất và chất lượng con giống, chủ động cung cấp con giống cho các nông hộ và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá lăng nha trên địa bàn tỉnh. Đề tài thực hiện từ tháng 4-2012 đến 1-2013 tại Trại Giống thủy sản Bình Thạnh cơ sở 1 và 3 (với 2 nghiệm thức, 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức). Mục tiêu nhằm xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt, tỷ lệ giống kích cỡ 2.000 con/kg đạt 70-80%, mật độ ương 2.000 con/m2, lặp lại 3 lần vào mùa nắng và mùa mưa. Bể ương lót bạt kích thước 21m2, thiết kế vững chắc, nơi thoáng mát, có ống cấp và thoát nước, bố trí sụt khí 24/24 giờ đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho cá. Cá lăng nha đưa vào bể ương là cá bột 5 ngày tuổi, khỏe mạnh. Cách ương nuôi cá bột (3-5 ngày tuổi): Cá bột 3 ngày tuổi sau khi tiêu hết noãn được đưa vào bể 2 ấp 2 ngày, để tập cho cá bắt mồi tiến hành cho ăn trứng nước. Cá được 5 ngày tuổi đưa vào bể lót bạt để ương lên cá giống, cho cá ăn trùn chỉ; cá 15 ngày tuổi cho ăn cá tạp xay trộn thức ăn viên công nghiệp. Khi ương cá cần lưu ý vệ sinh bể thay nước 2 lần/ngày, định kỳ 5 ngày kiểm tra tăng trưởng cá, không cho cá ăn vào buổi chiều... Ngoài ra, kiểm tra các yếu tố môi trường, phòng trị một số bệnh thường gặp như ký sinh trùng, xuất huyết...

Kết quả nghiên cứu đề tài được Trung tâm Giống thủy sản An Giang chuyển giao cho các tổ sản xuất giống trên địa bàn tỉnh. Theo kỹ sư Tuấn: Cá lăng nha có thể ương mật độ cao trên bể lót bạt cao su và mật độ ương 2.000 con/m2 là hoàn toàn khả thi. Đây là quy trình có khả năng áp dụng cao, có thể tập huấn hướng dẫn các ngư dân nuôi thủy sản. Qua đó, thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, đa dạng đối tượng nuôi và bảo vệ giống loài này trong tự nhiên. Kỹ sư Tuấn kiến nghị mô hình này có thể thực hiện ổn định quanh năm, nên cần Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ Trung tâm Giống thủy sản kinh phí nghiên cứu quy trình sinh sản cá lăng nha trái vụ để cung cấp giống quanh năm; đồng thời, xúc tiến thị trường xuất khẩu cá lăng nha để phát triển ổn định loài cá này.

baoangiang.com.vn
Đăng ngày 08/07/2013
CHÂU AN
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 20:28 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 20:28 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 20:28 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 20:28 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 20:28 18/02/2025
Some text some message..