Ương tôm giống, nghề "bọt nước"

Một bao tôm giống P12, trung bình 2.000 con/bao, bán cho thương lái giá chỉ 12.000 đồng, tương đương một mớ rau muống.

Ương tôm giống, nghề "bọt nước"
Nghề ương nuôi tôm giống vất vả, nhọc nhằn.

Đó là nhận xét của không ít người ương tôm giống tại đường Chi Lăng, phường 12, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Quả thật, ghé thăm cơ sở ương tôm giống của một người quen nằm trên đường Chi Lăng, qua câu chuyện chúng tôi mới biết được nghề ương tôm giống đúng là nghề “bọt nước”, nghĩa là giá con tôm bán ra quá bèo bọt, không đủ sống.

Một bao tôm giống trước đây ít ra cũng bán được 3.000- 4.000 đồng, thì hiện tại giá chỉ tương đương với một mớ rau muống. Tính ra, giá một con tôm giống P12 (con tôm Post-larvae sau 12 ngày tuổi), người nuôi chỉ bán được cho thương lái với vỏn vẹn 6 đồng. Tuy nhiên, không có chuyện “tiền trao cháo múc” mà phải đợi khi thương lái quay trở lại mới trả tiền.

Nếu thương lái đi giao hàng suôn sẻ thì trại nuôi mới nhận đủ số tiền theo lượng tôm giống bán ra, còn ngược lại bao tôm giống rớt mẫu hoặc có vấn đề thì người bán xem như phải chịu sự thỏa thuận của thương lái. Không những tôm giống rớt giá, thậm chí những cơ sở nuôi tôm ế quá đành nuôi tôm quá cỡ, phải nhờ thương lái bán giúp lấy được đồng nào hay đồng ấy.

Anh Nguyễn Văn Quyền, chủ một trại sản xuất tôm giống có 12 hồ nuôi chuyên ương tôm giống tại phường 12 cho biết, chi phí để sản xuất ra một con tôm giống P12 tại hồ nuôi ít nhất là 12 đồng. Vừa chia sẻ khó khăn, anh Quyền vừa lấy giấy ra tính toán cụ thể: Một bể nuôi 6m3, thường thả nuôi khoảng 1 triệu ấu trùng Nauplius (Nau). Nếu tỷ lệ sống ổn định từ ương ấu trùng Nau đến giai đoạn Post-larvae 12 (P12) khoảng 50% thì thu được 0,5 triệu con tôm P12.

Trong đó giá thành chi mỗi con Nau 3 đồng (tỷ lệ sống đạt 50% thì giá thành con Nau tăng gấp đôi lên 6 đồng/con); khoảng 2 kg Artemia (giá mỗi kg trung bình 2 triệu đồng); thức ăn tổng hợp, hóa chất, thuốc phòng, điện nước và công chăm sóc khoảng 2 đồng/con. Với giá thành sản xuất và giá bán như hiện tại thì người nuôi coi như thua lỗ một nửa, anh Quyền than thở.

Theo một số thương lái thu mua tôm giống tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, hiện giá con giống xuống thấp, thậm chí không có đầu ra là do các vùng nuôi tôm tại miền Tây có mưa nhiều, nguồn nước có độ mặn thấp, tôm thịt ở các ao nuôi đang vào vụ thu hoạch. Mặt khác giá tôm nguyên liệu đang giảm, tôm thịt bán tại ao, loại tôm thẻ cỡ 100 con/kg bình quân 75.000 đồng/kg, tôm cỡ 70 con/kg giá khoảng 85.000 đồng/kg, giảm bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2019.

Với mức giá này, người nuôi tôm thịt đạt tỷ lệ sống cao vẫn chưa chắc có lãi. Mỗi khi tôm nguyên liệu xuống thấp người nuôi tôm thịt không có lãi thậm chí thua lỗ thì việc tính chuyện treo ao chờ giá lên đã kéo giá con tôm giống giảm theo là chuyện đương nhiên, không phải bàn cãi.

Theo kinh nghiệm của một số cơ sở ương tôm giống tại địa bàn, giá tôm giống lên xuống là chuyện của thị trường, ai cũng hiểu. Tuy nhiên, nghề ương tôm giống là kế sinh nhai của các cơ sở sản xuất, xoay hết đợt này rồi lại đợt khác. Không còn lựa chọn nào khác, họ vẫn phải vệ sinh bể ương, tìm nguồn Nau thả nuôi với hy vọng đợt tôm mới có được “thiên thời địa lợi nhân hòa”, tỷ lệ sống cao, tôm được giá và luôn được thị trường tiếp nhận, không phải lo đầu ra.

Được biết tại khu vực Hải Đăng, phường 12, TP Vũng Tàu có 112 cơ sở sản xuất giống. Trong số này có 12 cơ sở chuyển sang sản xuất giống cá chẽm, 5 cơ sở sản xuất hàu, còn lại là sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Việc các cơ sở ương tôm giống còn nhỏ lẻ, manh múm là một trong nhưng nguyên nhân làm cho con giống sản xuất ra phụ thuộc thị trường và thương lái.

Giải pháp cần thiết để các cơ sở ương tôm giống sản xuất ổn định và bền vững là các chủ cơ sở cần tạo chuỗi liên kết sản xuất nhập nguồn tôm bố mẹ, cung ứng con giống ấu trùng Nauplius có chất lượng, nhân rộng mô hình sản xuất con giống chất lượng cao. Các hộ ương giống nhỏ lẻ cần hướng tới thành lập các tổ hợp tác, tập trung thành một đầu mối sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành con giống.

Các hộ nuôi và thương lái cần nâng cao nhận thức trong việc sản xuất, kinh doanh tôm giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi không có trong danh mục để con tôm giống sản xuất tại địa phương luôn được người nuôi trong tỉnh và vùng lân cận đón nhận một cách bình đẳng và hiệu quả.

NNVN
Đăng ngày 10/09/2019
Trọng Hoàng
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 20:12 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 20:12 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 20:12 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 20:12 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 20:12 27/12/2024
Some text some message..