Vai trò của bổ sung nước điện giải cho tôm

Một báo cáo mới đây vừa đăng trên tạp chí Aquaculture International đã cung cấp thêm vai trò của bổ sung nước diện giải trong việc nâng cao năng suất và tỉ lệ sống của tôm.

Vai trò của bổ sung nước điện giải cho tôm
Ảnh minh họa: i2.wp.com

Theo Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, các chất điện giải có nhiều dạng khác nhau. Bao gồm natri, clorua, kali, phốt phát, magiê và canxi. Về cơ bản, chất điện giải là muối. Vai trò của nó trong cơ thể là hòa tan giúp dẫn điện trong nước và hấp thụ nước tốt hơn.

Việc bổ sung dung dịch nước diện giải không còn xa lạ với người nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và trên Thế Giới. Ở Việt Nam, Tiến sĩ Lê Quang Tiến Dũng và các cộng sự thuộc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã nghiên cứu và ứng dụng thành công dung dịch anolyte – nước điện giải trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản. Dung dịch anolyte là một tác nhân khử trùng có nhiều tính ưu việt, hiệu quả khử trùng cao, diệt nhanh nhiều loại vi khuẩn, dễ sản xuất, giá thành rẻ, thân thiện với môi trường.

Dung dịch hoạt hóa điện hóa anolyte hay còn được gọi là nước oxy hóa điện ly được kỹ sư người Nga V. Bakhir phát hiện năm 1972. Anolit (Anolyte), thuật ngữ tiếng Anh là Electro-Chemical Activation (ECA) là dung dịch hoạt hóa điện hóa, không màu, có mùi clo nhẹ, được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (muối). Nếu quy trình được hoạt hóa nước từ NaCl tinh khiết thì thành phần của anolite có chứa các ion: Na+, Cl-, ClO-,..


Catolytes cũng là sản phẩm của quá trình hoạt hóa nước bằng phương pháp điện hóa (Electro Chemical Activation - viết tắt là ECA). Nguồn: Researchgate

Vai trò của bổ sung nước điện giải cho tôm nuôi

Trong công trình này, nước diện giải – nước chứa các dung dịch hoạt hóa điện hóa (EW) được sử dụng để xác định ảnh hưởng của chúng trong nuôi tôm càng xanh nước ngọt ở trong các hệ thống tuần hoàn.

Nồng độ nước điện giải bổ sung cho tôm càng xanh

Trong thí nghiệm 1: Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), đã tiếp xúc với các nồng độ các dung dịch nước điện giải khác nhau.

Dung dịch hoạt hóa điện hóa được thêm vào trong nước ở nhóm điều trị A1 bao gồm 1% anolyte và 0,5% catholyte.

Trong các phương pháp điều trị tương ứng, tỷ lệ anolytes và catolytes như sau:

  • Nhóm B1 (1% anolyte và 1% catholyte), 
  • Nhóm C1 (2% anolyte và 0,5% catholyte), 
  • Nhóm D1 (2% anolyte và 1% catholyte),
  • Nhóm tôm đối chứng (không có EW).

Tất cả các phương pháp điều trị này được thử nghiệm ba lần lặp lại.

Kết quả:

Trong thí nghiệm đầu tiên, sự tăng trưởng của tôm càng xanh M. rosenbergii khi được bổ sung 1% anolyte và 0,5% catholyte ở nhóm A1 cho thấy sự tăng trưởng của tôm khác biệt đáng kể so với nhóm tôm đối chứng sau 56 ngày.

Tỷ lệ sống của tôm cao nhất ở nghiệm thức A1 (73%) sau đó đến nhóm B1 (70%) và đối chứng (63%) cuối cùng là các nghiệm thức C1 (53%) và D1 (50%).

Sự kết hợp tối ưu trong mô hình nuôi thủy sản tuần hoàn RAS


Sơ đồ cho hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) đã được sử dụng trong thí nghiệm. Nước đi qua ba loại bộ lọc bao gồm một bộ lọc vật lý (hồ cá), bộ lọc hóa học (vỏ sò) và bộ lọc sinh học (Bio-ball) trước bị bơm trở lại bể nuôi.

Trong thí nghiệm thứ hai, cách nhóm nghiệm thức được thực hiện bằng cách sử dụng nồng độ EW 1% anolyte và 0,5% catholyte - sử dụng như là nồng độ phù hợp nhất cho nuôi tôm và được thử nghiệm đi kết hợp với hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS).

Các phương pháp điều trị được sử dụng trong thí nghiệm thứ hai là nhóm A2 ( Chỉ bổ sung chất điện giải - EW), B2 ( Kết hợp dung dịch điện giải EW và nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn RAS), C2 ( Chỉ nuôi tôm tuần hoàn RAS) và Đối chứng.

Kết quả: Điều trị B2 ( bổ sung dung dịch điện giải và nuôi tôm hệ thống tuần hoàn) cho thấy tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn và khác biệt đáng kể so với các phương pháp điều trị khác.

Đơn vị tạo khuẩn lạc (CFU) cho thấy số lượng vi khuẩn thấp hơn trong tất cả các thí nghiệm sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa so với đối chứng.

Nồng độ 1% của anolyte và 0,5% của catholyte đã cho thấy để cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm càng xanh M. rosenbergii nuôi trong hệ thống tuần hoàn RAS.

Từ 2 nghiên cứu trên cho thấy ngoài công dụng dùng để khử trùng như các nghiên cứu trước đây, thì dung dịch điện hóa còn giúp tôm tăng tỉ lệ sống và thúc đẩy tăng trưởng. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng khi sử dụng dung dịch điện giải sẽ tối ưu hơn trong hệ thống nuôi tôm tuần hoàn RAS. Và với ưu điểm nổi trội của các dung dịch hoạt hóa là giá thành rẻ và thân thiện với môi trường thì chúng hoàn toàn có khả năng ứng dụng và nhân rộng khi nuôi trồng thủy sản.

Báo cáo tiếng anh trên: tạp chí Aquaculture International

Đăng ngày 10/09/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:10 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:10 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:10 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:10 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:10 27/11/2024
Some text some message..