Vai Trò Của Phospholipid Trong Thức Ăn Thủy Sản

Phospholipid là thành phần chính của màng tế bào có vai trò quan trọng trong hoạt động của tế bào và trao đổi chất sinh học, giúp duy trì hoạt động bình thường của tế bào và các cơ quan. Ấu trùng cá và động vật có vỏ không thể tổng hợp phospholipid cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng; vì thế, phospholipid được bổ sung vào thức ăn nhằm đảm bảo sự phát triển của ấu trùng bao gồm: phòng ngừa dị tật xương, tăng tỉ lệ sống, và tăng khả năng chống chịu stress của cá và động vật có vỏ.

Vai Trò Của Phospholipid Trong Thức Ăn Thủy Sản
Vai Trò Của Phospholipid Trong Thức Ăn Thủy Sản

Thức ăn bổ sung phospholipids qua đó cung cấp choline, inositol, LC-PUFAs và năng lượng. Đối với giáp xác giai đoạn đầu thì nguồn phospholipids được xem là nguồn dinh dưỡng chính. Trong công thức thức ăn cho cá, thành phần phospholipid chiếm từ 5 đến 25% tổng lipid trong khẩu phần thức ăn, dao động phụ thuộc vào hàm lượng lipid và công thức thức ăn của loài.

Nguồn phospholipid

Tất cả thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật đều chứa phospholipids nhưng hàm lượng các phospholipid thiết yếu thường không cao. Trong sản xuất thức ăn cho vật nuôi thì nguồn phospholipid từ đậu nành được sử dụng phổ biến nhất do hàm lượng các acid béo omega-3 và các phosphatidylcholine thấp.

phospholipids, dinh dưỡng thủy sản, thức ăn thủy sản, nguyên liệu thức ăn thủy sản

Ảnh: cánh đồng đậu nành

Phân loại

Phospholipids được chua làm 4 nhóm chính bao gồm: glycerophospholipids, sphingolipids, ether phospholipids và phonophospholipids. Việc phân loại các phospholipids dựa trên mạch chính và các liên kết của chúng. Glycerophospholipids là loại phospholipids được sử dụng phổ biến nhất trong thực phẩm, dược phẩm và cả trong các ngành công nghiệp khác.

Vai trò của phospholipids trong dinh dưỡng thủy sản

Phospholipids cần thiết cho tăng trưởng, giúp tăng tỉ lệ sống, ngăn chặn sự biến dạng của xương, tăng cường khả năng chống chịu stress ở ấu trùng và cá con. Đối với ấu trùng thức ăn có bổ sung triacylglycerol, nhưng thiếu các phospholipids thiết yếu ngăn chặn quá trình tổng hợp các lipoprotein trong các tế bào ruột (enterocytes), qua đó làm giảm quá trình vận chuyển lipid đến các mô.

Ấu trùng trong suốt quá trình phát triển cần nhu cầu phospholipids ở nhiều dạng khác nhau, nguồn phospholipids được dự trữ trong giai đoạn phát triển của trứng và sau đó là từ nguồn thức ăn tự nhiên. Trong điều kiện sản xuất giống, thức ăn cho ấu trùng cần cung cấp đủ phospholipids. Phospholipids đóng vai trò như một chất nhũ hóa trong đường ruột. Ấu trùng giáp xác các phospholipids giúp hấp thụ thức ăn giàu hóa với các neutral lipids như cholesterol và triglycerides. Ấu trùng Zoea I/II tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) không thể lột xác chuyển giai đoạn sang mysis và tỉ lệ chết lên đến 100% khi thức ăn cho ấu trùng không cung cấp đủ phospholipids. Đối với ấu trùng cá chép, thức ăn được bổ sung 2% phospholipids giúp tăng tỉ lệ sống và tăng trọng so với cá ăn thức ăn không được giàu hóa. Ấu trùng cá chép và cá ayu (Plecoglossus altivelis) trong khẩu phần thức ăn không được bổ sung đầy đủ phospholipids sẽ dẫn đến những dị tật như biến dạng xương, cong thân, và dị tật hàm.

Nhu cầu phospholipids của động vật thủy sản tỉ lệ nghịch với giai đoạn phát triển cũng như tuổi. Cá ở giai đoạn tiền trưởng thành nhu cầu phospholipids thấp hơn so với giai đoạn ấu trùng. Họ cá vượt nhu cầu phospholipids đối với giai đoạn ấu trùng khoảng 5% nhưng đến giai đoạn tiền trưởng thành khoảng 3%. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung phospholipids trong khẩu phần ăn của động vât thủy sản ở nồng độ quá cao không mang lại hiệu quả. Thí nghiệm trên tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) cho thấy tôm post cho ăn thức ăn bổ sung 3% phospholipids tăng trưởng chậm hơn so với nghiệm thức cho ăn thức ăn có bổ sung 1.5%.

Giai đoạn ấu trùng động vật thủy sản không có khả năng tổng hợp phospholipid đủ để đáp ứng cho sự hình thành các tế bào mới trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng. Việc bổ sung phospholipids vào khẩu phần ăn làm tăng khả năng vận chuyển lipid và hấp thụ lipid trong biểu mô ruột qua đó vận chuyển đến tế bào máu cũng như đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Aquaculturealliance
Đăng ngày 02/08/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 20:20 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:20 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:20 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:20 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:20 20/04/2024