Vẫn còn nhiều diện tích nuôi tôm thiếu điện

Các chuyên gia Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ ước tính, năng lượng chiếm khoảng 10% chi phí đầu tư cho vụ nuôi tôm, từ khoảng 50-200 triệu đồng tiền điện ha/vụ, có khoảng 10-30% diện tích nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh bị thiếu điện.

Vẫn còn nhiều diện tích nuôi tôm thiếu điện
Có khoảng 10-30% diện tích nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh bị thiếu điện.

Diễn đàn tôm Việt 2018 với chủ đề Giải pháp giảm giá thành trong nuôi tôm nước lợ, tập trung thảo luận về cơ sở hạ tầng điện trong nuôi tôm; các giải pháp kỹ thuật, thị trường để có được giá thành tốt, nâng cao giá trị. Vấn đề sử dụng điện thế nào để giảm giá thành trong nuôi tôm nước lợ được các đại biểu đặc biệt quan tâm, với nhiều đóng góp có ích cho người nuôi.

TS Võ Nam Sơn, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Năm 2017, tổng diện tích nuôi thủy sản của 10 tỉnh phía Nam (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận) đạt hơn 428.495ha, phải sử dụng khoảng 11.980 triệu kWh điện. Diện tích quy hoạch nuôi tôm đến năm 2020 của 10 tỉnh trên là 651.266ha, lượng điện tiêu thụ sẽ tăng lên khoảng 30% so với năm 2017.

Nhóm nghiên cứu của TS Sơn cũng đưa ra đánh giá hiệu quả của các mô hình tiết kiệm năng lượng trong nuôi tôm, đánh giá nhu cầu sử dụng năng lượng trong nuôi tôm. Từ đó, có ba hình thức sử dụng nguồn điện trong nuôi tôm là điện sản xuất 1 pha và 3 pha, điện sinh hoạt 1 pha. Chi phí điện trong nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) lót bạt chiếm hơn 7%, TCT trong ao đất là 6,28% và tôm sú thâm canh là 7%. Sử dụng điện 3 pha cho hiệu quả tài chính cao hơn điện 1 pha.

. Thu hoạch tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Chúc Ly.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng cho rằng, hiện nay trang thiết bị sử dụng điện của người nuôi chưa đồng bộ, hiệu suất tiết kiệm năng lượng và tính an toàn chưa cao do động cơ điện 1 pha có công suất nhỏ, sục khí theo cảm quan và tốc độ chạy máy là không thay đổi dễ dẫn đến tình trạng lãng phí điện khi nồng độ oxy đã đạt mức yêu cầu.

Ngoài ra, người nuôi vẫn còn gặp khó khăn về điện áp biến động và điện 3 pha chưa ổn định; người nuôi tôm chưa có kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả đặc biệt là điện 3 pha.

TS Sơn cho rằng: Phương án tối ưu sử dụng điện trong nuôi tôm là đồng bộ các trang thiết bị và kỹ thuật vận hành máy móc trong nuôi tôm, giảm tối đa việc sử dụng động cơ diesel bằng việc thay thế máy phát điện dự phòng và các trang thiết bị tự động, tiết kiệm và an toàn điện khác. Ngoài ra, cần hình thành kế hoạch sử dụng điện trong việc cung cấp oxy cho ao nuôi một cách khoa học (tránh trường hợp sục khí theo cảm quan).

Nông dân Tăng Văn Xúa, Hợp tác xã tôm Hòa Mỹ (Sóc Trăng) nêu ý kiến: Điện trong nuôi tôm chiếm vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, ngành chức năng cần nghiên cứu đưa điện về vùng sâu vùng xa, nông dân cần chuẩn bị máy phát điện để sẵn sàng cho các rủi ro.

Theo đó, nhiều đại biểu cũng đề xuất, cần phát triển lưới điện 3 pha ổn định phục vụ sản xuất, kết hợp với việc tập huấn cho nông dân sử dụng các trang thiết bị điện một cách an toàn và hợp lý. Bên cạnh đó, tập huấn cho nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn thực hiện tiết kiệm điện. Các địa phương cần quy hoạch các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung từng cụm để có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng một cách hoàn thiện.

Trong khi đó, nhiều nông dân cho rằng cần hợp tác nghiên cứu các hệ thống cung cấp oxy (sục khí đáy và quạt nước) với hiệu suất sử dụng năng lượng điện cao nhất, phù hợp với thực tế sản xuất. Xây dựng các phương án cho các hộ nuôi từng bước thay thế động cơ dầu diesel bằng động cơ điện với máy phát điện dự phòng để tiết kiệm chi phí.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Phương Duy, WWF Việt Nam cũng đưa ra các mô hình hiệu quả tiết kiệm điện, như sử dụng máy sục khí AireO2 kết hợp với máy đo DO vận hành; thay thế con lăn cho gối đỡ chữ U. Các mô hình này tiết kiệm năng lượng từ 7.56-17%, mô hình con lăn rất phù hợp cho các hộ dân nuôi quy mô nhỏ với chi phí thấp.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 02/11/2018
Chúc Ly
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 15:25 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 15:25 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 15:25 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 15:25 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 15:25 07/10/2024
Some text some message..