Vạn Ninh: Không hộ nuôi trồng thủy sản nào được hỗ trợ thiệt hại do bão

Qua thanh tra, UBND H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) hủy 175 trường hợp nằm trong danh sách hỗ trợ thiệt hại về thủy sản do cơn bão số 12 gây ra vì không đủ điều kiện theo quy định.

175 trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ thiệt hại sau bão
Qua thanh tra, UBND H.Vạn Ninh hủy 175 trường hợp nằm trong danh sách hỗ trợ thiệt hại về thủy sản do cơn bão số 12 gây ra, với tổng số tiền 23,7 tỉ đồng, do không đủ điều kiện theo quy định.

Ngày 5.7, ông Trần Ngọc Khiêm, Phó Chủ tịch UBND H.Vạn Ninh, cho biết huyện đã công bố kết luận thanh tra về công tác xét duyệt hỗ trợ đối với các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do cơn bão số 12 năm 2017 trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo của UBND H.Vạn Ninh, sau cơn bão số 12, toàn huyện có gần 2.900 hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Sau khi rà soát toàn bộ số hồ sơ gửi lên từ cơ sở, xét thấy 175 hồ sơ đủ điều kiện hỗ trợ theo các quy định của Nhà nước.

Tháng 4.2018, huyện đã ra quyết định phê duyệt danh sách được hỗ trợ và công bố danh sách. Tuy nhiên, nhiều người dân trên địa bàn đã tập trung tại trụ sở UBND H.Vạn Ninh phản ứng vì cho rằng cũng bị thiệt hại nhưng không được hỗ trợ.

Huyện đã tổ chức họp khẩn, sau đó quyết định tạm dừng chi trả hỗ trợ đối với 175 hộ theo danh sách; chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát kỹ lại việc thống kê, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ thiệt hại theo Nghị định 02 của Chính phủ, để đảm bảo giải quyết hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, huyện thành lập đoàn tiến hành thanh tra công tác xét duyệt hỗ trợ đối với các hộ nuôi trồng thủy sản.

Huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn trả lời đơn thư kiến nghị của công dân theo thẩm quyền về quy định được hỗ trợ thiệt hại về thủy sản sau bão.

UBND H.Vạn Ninh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các xã Vạn Long, Vạn Bình, Vạn Thạnh, Vạn Hưng, TT.Vạn Giã và Phòng Kinh tế huyện tổ chức kiểm điểm nghiêm khắc về trách nhiệm công vụ trong việc để xảy ra các sai phạm, thiếu sót qua kết luận thanh tra. Đồng thời báo cáo kết quả kiểm điểm của tập thể, cá nhân về UBND huyện để xem xét xử lý theo quy định.

Theo Nghị định 02 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, trường hợp được hỗ trợ sau bão phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó đối với nuôi trồng thủy sản có điều kiện nằm trong vùng quy hoạch và có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận.

Qua kết luận thanh tra, 175 trường hợp trước đó đều không đáp ứng đủ các điều kiện hỗ trợ. Sau khi hủy toàn bộ danh sách này, số tiền 23,7 tỉ đồng sẽ được huyện trả lại ngân sách nhà nước.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 05/07/2018
Nguyễn Chung
Nuôi trồng

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Nguyên nhân khiến ngành tôm của Bangladesh đang lao dốc

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của nước này đã giảm sút đáng kể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái này? Hãy cùng Tép Bạc phân tích các yếu tố chính khiến ngành tôm Bangladesh đang lao dốc.

Tôm thẻ
• 10:09 23/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 20:25 27/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 20:25 27/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 20:25 27/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 20:25 27/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 20:25 27/10/2024
Some text some message..