Chúng là một loài lươn có giá trị kinh tế cao, đặc biệt chúng chỉ được nuôi nhiều ở Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên việc nuôi loài này vẫn còn hạn chế vì đây là loài cá khá mẫn cảm với môi trường.
Hiện nay, do điều kiện khí hậu thay đổi, đánh cá quá nhiều và ô nhiễm các khu vực lươn sinh sống nên chúng được xếp vào trong nhóm những loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên.
Kể từ năm 2012, các nhà khoa học ở bốn vùng lãnh thổ (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc) nơi loài lươn Nhật Bản được tìm thấy nhiều nhất đã cùng nhau hợp tác trong việc bảo tồn, đưa ra hạn ngạch nuôi trồng thủy sản vào năm 2015.
Nhưng các hạn chế, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu của Liên minh Châu Âu vào năm 2010, đã tạo ra một thị trường chợ đen phát triển mạnh, với nạn săn trộm và buôn bán quốc tế.
Đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh học và sinh sản
Lươn là một loài lươn nước ngọt chủ yếu được tìm thấy trong tự nhiên ở các sông và hồ trên khắp Nhật Bản (do đó nó được có tên là lươn Nhật Bản), Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines.
Đến một thời điểm nào đó trong chu kỳ cuộc đời nó sẽ trở lại vùng nước mặn của Thái Bình Dương để sinh đẻ. Lươn thường sẽ có màu nâu và trắng hoặc bạc khi lớn hoàn toàn. Chúng thường ăn cá xương, giáp xác nước ngọt và côn trùng.
Lươn là một loài lươn nước ngọt chủ yếu được tìm thấy trong tự nhiên ở các sông và hồ. Ảnh: cafe-dc.com
Lươn Nhật Bản thuộc giống Anguilla, chúng sẽ trải qua biến thái hai lần trong đời. Lần biến thái đầu tiên là từ ấu trùng leptocephalus đến cá chình thủy tinh (glass eel), và lần thứ hai, từ lươn vàng (yellow eel) thường trú sang lươn bạc di cư (silver eel).
Leptocephalus hình chiếc lá xuất hiện ở biển khơi và trôi dạt theo dòng chảy lớp bề mặt trong đại dương, đưa chúng đến vùng nước ven biển nơi chúng biến thành những con lươn thủy tinh hình trụ giống như dạng trưởng thành.
Sau khi vào sông, chúng mất 5 năm hoặc hơn để tăng trưởng, giai đoạn tăng trưởng này của chúng có màu vàng (thường có màu xanh ở lưng và màu trắng vàng ở bụng). Khi đủ trưởng thành, lươn biến thành lươn bạc với lưng có sắc tố đen và ánh bạc ở bụng, tại thời điểm đó chúng di chuyển về phía biển để giao phối và đẻ trứng.
Vấn đề nuôi dưỡng
Phần lớn nuôi lươn dựa trên hình thức đánh bắt. Cụ thể, nó dựa trên thực hành thu thập cá chình con từ tự nhiên và được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt đến kích cỡ có thể bán được.
Do vòng đời phức tạp của chúng, các nỗ lực nghiên cứu sản xuất cá chình giống để thương mại vẫn còn hạn chế. Ở Hàn Quốc đã có những nghiên cứu sản xuất giống lươn Nhật Bản nhân tạo vào năm 2012, và đạt được nhiều kết quả, đáp ứng được một phần con giống trong nuôi lươn tại Hàn Quốc.
Do vòng đời phức tạp của chúng, các nỗ lực nghiên cứu sản xuất cá chình giống để thương mại vẫn còn hạn chế. Ảnh: navifeed.vn
Các nghiên cứu dinh dưỡng gần đây đã đóng góp nhiều hơn nữa để cải thiện hiểu biết về nhu cầu protein, lipid, vitamin và các chất phụ gia cho quá trình trưởng thành của lươn.
Kết quả đã chỉ ra rằng khẩu phần protein tối ưu là 44,3%, tỷ lệ P/E là 24,1 mg protein/kJ, axit linolenic (LNA) là 0,35~0,5%, linoleic (LA) là 0,5~0,65%, vitamin E là 21,2 mg/kg, vitamin C từ 41,1 đến 43,9 mg/kg ở cá con và từ 410,8 đến 911,8 mg/kg ở cá bố mẹ, cũng như các chất phụ gia như quartz porphyry (0,7%), BAISM (0,5%) và propolis (0,25-0,5%) cần thiết để duy trì sự tăng trưởng bình thường, chức năng sinh lý và sức khỏe.
Các kiến thức về sinh sản của lươn còn hạn chế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự trưởng thành cuối cùng của giai đoạn lươn bạc cái và đực Nhật Bản sản sinh SPE và HCG, tương ứng.
Ngoài ra, sinh sản nhân tạo xử lý hormone chỉ thành công trong mùa xuân đến mùa hè ở nước biển có nhiệt độ thấp (10ºC). Những kết quả này sẽ cung cấp thông tin có giá trị cao của thành thục nhân tạo và hệ số sinh sản ở lươn Nhật Bản.
Vòng đời của lươn Nhật Bản. Ảnh: wikipedia.org
Định hướng triển vọng tương lai
Chú trọng dinh dưỡng lươn bố mẹ
Quy trình nuôi hiệu quả về chi phí
Thuần hóa lươn bố mẹ trong điều kiện nuôi nhốt
Thức ăn phù hợp cho ấu trùng
Phát triển thức ăn mới cho ấu trùng
Nuôi ấu trùng trong điều kiện nuôi nhốt
Chọn tạo giống để tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt hơn
Phòng chống dịch bệnh.
Bảo tồn nguồn lợi cá chình ngoài tự nhiên