Vào biển Đông, bão số 6 mạnh lên giật cấp 11 - 12

Trong 24 giờ tới, bão số 6 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và còn tiếp tục mạnh thêm. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11-12.

đường đi bão số 6
Vị trí và dự báo đường đi của cơn bão số 6. Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 04 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 117,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-11. 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 08/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 600km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 11-12. Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 19N và phía Đông Kinh tuyến 114E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật cấp 11-12. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm chủ yếu theo hướng Tây và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 09/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 12-13.Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 18N và phía Đông Kinh tuyến 113E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão hầu như ít di chuyển và còn tiếp tục mạnh thêm. 

Ngoài ra do hoạt động của gió mùa tây nam, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa dông kèm gió giật mạnh. Sóng biển cao từ 1.5-2.5 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1. 

Dự báo chi tiết các khu vực trên cả nước ngày 7/10:

Phía Tây Bắc Bộ mây thay đổi, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ. Độ ẩm từ 55 - 95%. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24 độ C; Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ, có nơi trên 33 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 40 - 92%. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C; Nhiệt độ cao nhất từ 31 - 34 độ C.

Khu vực Hà Nội mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Độ ẩm tử 45 - 90%. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 26 độ C; Nhiệt độ cao nhất từ 32 - 34 độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào, đêm có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 70 - 100%. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27 độ C; Nhiệt độ cao nhất từ 28 - 31 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận đêm nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dải rác có dông; ngày mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 65 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C; Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C.

Tây Nguyên nhiều mây, đêm nay và chiều tối mai có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm tử 68 - 98%. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24 độ C; Nhiệt độ cao nhất từ 28 - 31 độ C.

Nam Bộ nhiều mây, đêm nay và chiều tối mai có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 70 - 98%. Nhiệt độ thấp nhất từ  24 - 27 độ C; Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C.

Báo Tiền Phong, 07/10/2016
Đăng ngày 07/10/2016
Phan Thiên
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 11:13 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:13 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 11:13 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 11:13 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:13 27/04/2024