VASEP: DOC (Mỹ) tính sai thuế chống bán phá giá tôm Việt

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kết quả sơ bộ của đợt rà soát hành chính lần thứ 12 (POR 12) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vừa được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố đã có sự sai sót trong tính toán.

VASEP: DOC (Mỹ) tính sai thuế chống bán phá giá tôm Việt
VASEP cho biết DOC tính sai thuế chống bán phá giá sơ bộ trong lần POR 12 đối với sản phẩm tôm Việt Nam. Ảnh: Trung Chánh

Thông cáo báo chí của VASEP phát đi vào ngày 8-3 cho biết, DOC vừa có thông báo kết quả sơ bộ vụ kiện chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong kỳ POR 12, giai đoạn từ 1-2-2016 đến 31-1-2017.

Theo đó, DOC công bố mức thế áp dụng cho Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex) là 25,39% và mức thuế cho các công ty khác cũng là 25,39%.

Theo giải thích của VASEP, Fimex được chọn là bị đơn bắt buộc duy nhất trong đợt xem xét hành chính lần này, do đó, biên độ phá giá tính cho Fimex cũng được áp dụng cho các công ty còn lại.

VASEP cho biết, đơn vị này và các doanh nghiệp trong ngành của Viêt Nam hết sức bất ngờ với mức thuế nêu trên và tin rằng đã có sự nhầm lẫn đáng kể trong tính toán biên độ phá giá. Lý do là trong suốt 13 năm tham gia các kỳ xem xét hành chính của vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Mỹ, chưa có doanh nghiệp nào bị áp biên độ bán phá giá theo tỷ lệ phần trăm cao như vậy.

Trong khi đó, thông tin được Fimex đưa ra vào ngày 8-3, cho biết, sau khi DOC công bố quyết định, luật sư của doanh nghiệp đã tiếp cận cách tính toán mức thuế của DOC và xác định cơ quan này đã sử dụng nhầm số liệu.

Theo Fimex, nếu DOC sử dụng đúng các dữ liệu, thì mức thuế chỉ là 1,19%, sẽ thấp hơn rất nhiều so mức thuế hiện nay là 4,78%. “DOC sẽ xử lý tình huống này ở phán quyết cuối cùng. Đây là tin vui cho cộng đồng người nuôi và chế biến tôm Việt Nam”, thông tin của Fimex viết.

Thông cáo báo chí của VASEP cũng khẳng định, Fimex phát hiện ra rằng đã có sự nhầm lẫn khi áp các hệ số chuyển đổi từ tôm nguyên con sang tôm bóc vỏ bỏ đầu trong chương trình tính toán biên độ phá giá khiến cho kết quả sơ bộ bị sai lệch đáng kể. “Nếu hệ số chuyển đổi được áp dụng chính xác, biên độ phá giá của công ty Fimex  sẽ chỉ là 1,19% thay vì mức 25,39% như đã công bố”, thông cáo báo chí VASEP viết.

Như đã nêu ở trên, Fimex được chọn là bị đơn bắt buộc duy nhất trong đợt POR12 và biên độ phá giá của đơn vị này sẽ được áp dụng cho các công ty còn lại. Điều này có nghĩa, nếu được tính toán lại và mức thuế của Fimex giảm xuống chỉ còn 1,19%, thì các công ty còn lại cũng hưởng mức thuế tương tự.

Năm 2017, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đạt 659 triệu đô la Mỹ, giảm 7% so với năm trước đó do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá. Hoa Kỳ đã mất vị trí dẫn đầu, trở thành thị trường đứng thứ 4 trong các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam, theo VASEP.

TBKTSG
Đăng ngày 09/03/2018
Trung Chánh
Kinh tế

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Cà Mau: Giữ vững vị thế dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tôm

Cà Mau, tỉnh cực Nam của Việt Nam, từ lâu đã nổi tiếng là "thủ phủ tôm" của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích nuôi trồng rộng lớn và sự đầu tư mạnh mẽ vào khoa học - công nghệ, Cà Mau không chỉ duy trì mà còn củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu tôm.

Tôm thẻ
• 09:46 07/03/2025

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 19:28 17/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 19:28 17/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 19:28 17/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 19:28 17/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 19:28 17/03/2025
Some text some message..