VASEP vẫn nhắm xuất khẩu tôm cao hơn năm 2012

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2013 đạt 2,4 tỉ đô la Mỹ so với khoảng 2,25 tỉ đô la Mỹ năm ngoái dù Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra phán quyết về thuế chống trợ cấp (CVD) cho một số nước nhập khẩu, trong đó có Việt Nam.

phân loại tôm
Công nhân phân loại tôm nguyên liệu chuẩn bị chuyển đi chế biến xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh

 VASEP cho rằng thuế CVD chưa ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam trong năm nay. Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết, hiện ngành tôm Việt Nam xuất khẩu và chiếm một phần đáng kể thị phần tại Mỹ và nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng tham gia mạnh vào chuỗi cung ứng chung của hoạt động cung cấp tôm cho thị trường này. Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng tôm của Mỹ tăng nên không thể trong vòng vài tháng nhà nhập khẩu Mỹ có thể điều chỉnh, tìm được đối tác cung ứng mới ổn định cả về sản lượng và quy cách chế biến.

“Rõ ràng, khi một mắc xích trong chuỗi cung ứng bị thay đổi, nghĩa là cả chuỗi cung ứng có thể sẽ gặp khó khăn, và họ (Mỹ) có thể có chọn lựa khác nhưng điều này không diễn ra trong năm nay, mà có thể thời gian sẽ dài hơn”, ông Hòe cho biết.

Một vị phó tổng giám đốc của một doanh nghiệp chuyển sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm ở ĐBSCL (đề nghị không nêu tên), nói việc DOC đưa ra phán quyết cuối cùng về thuế CVD đối với tôm nhập khẩu tôm từ Việt Nam sẽ có tác động đến ngành tôm trong nước, nhưng xuất khẩu trong năm nay của doanh nghiệp chưa bị ảnh hưởng.

“Nhà cung cấp tôm lớn của Mỹ trong những năm qua là Thái Lan đang thiếu hụt nguồn cung do dịch bệnh, trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ vẫn lớn. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa của họ, Mỹ vẫn phụ thuộc vào tôm nhập khẩu từ Việt Nam”, vị này cho biết.

Bên cạnh đó, ông Hòe cho biết dù DOC có phán quyết cuối cùng về thuế CVD đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, song phán quyết trên còn phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), dự kiến công bố vào ngày 26-9-2013.

Theo đó, nếu ITC xác nhận các doanh nghiệp tôm Mỹ bị thiệt hại do trợ cấp của Chính phủ Việt Nam gây ra,  phía Mỹ sẽ ban hành lệnh về thuế CVD và áp dụng thu các khoản tiền thuế đã ký quỹ từ ngày 4-6-2013 đến ngày ITC ra công bố, ngược lại sẽ hoàn trả các khoản tiền đã ký quỹ cho các bị đơn (dự kiến ITC cống bố ngày 26-9-2013, gồm cả mức thuế ký quỹ theo lần phán quyết sơ bộ và phán quyết cuối cùng).

“Hiện nay, chúng tôi vẫn đang theo đuổi tiếp tục ở giai đoạn ITC, chúng tôi sẽ làm việc với ITC để chứng minh ngành tôm Việt Nam không nhận trợ cấp từ Chính phủ và đây cũng là căn cứ để họ ra kết luận xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ không ảnh hưởng cho ngành tôm nội địa của họ, tức thuế CVD cũng có thể được bãi bỏ, đó cũng là điều tốt cho Việt Nam”, ông Hòe nói.

Trả lời câu hỏi của Thời báo kinh tế Sài Gòn Online về khả năng ITC phủ nhận quyết định của DOC, ông Hòe cho biết rất khó có thể biết được quyết định của ITC nhưng phía Việt Nam, VASEP sẽ cố gắng hết sức để chứng minh rằng ngành tôm Việt Nam không nhận trợ cấp từ Chính phủ.

Trong lần phán quyết cuối cùng này của DOC, 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam là Công ty thủy sản Minh Quí (một công ty con của Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú) và Công ty Nha Trang Seafood lần lượt bị áp mức thuế 7,88% (so với 5,08% ở lần phán quyết sơ bộ vào ngày 29-5-2013) và 1,15% (so với mức 7,05% ở lần phát quyết sơ bộ).

Riêng mức thuế CVD áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp khác của Việt Nam có xuất khẩu tôm vào Mỹ là 4,52% so với mức 6,07% được công bố ở lần phán quyết sơ bộ ngày 29-5-2013.

Dù chưa có thống kê riêng về kim ngạch xuất khẩu của Công ty thủy sản Minh Quí, nhưng VASEP cho biết trong 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú - chuyên xuất khẩu tôm, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam với trên 188,1 triệu đô la Mỹ, chiếm 5,38% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam (gần 3,5 tỉ đô la Mỹ). Công ty Nha Trang Seafood đứng thứ 19 với trên 33 triệu đô la Mỹ, chiếm gần 1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay.

Ngoài Việt Nam, trong lần phán quyết cuối cùng này, DOC còn áp thuế CVD đối với Trung Quốc (18,16%); Malaysia (54,5%) và Ecuador (11,68%).

Riêng Indonesia và Thái Lan không bị đánh thuế lần này do DOC đánh giá sản phẩm tôm từ 2 quốc gia này không nhận trợ cấp từ chính phủ. Do đó, Hải quan Mỹ trả lại các phần tiền ký quỹ đã thu theo mức thuế sơ bộ công bố trước đây (29-5-2013) đối với các lô hàng nhập khẩu từ ngày 4-6-2013.

Ông Hòe cho biết kim ngạch xuất khẩu dự báo tăng mạnh và đạt khoảng 2,4 tỉ đô la Mỹ trong nay ngoài tăng sản lượng xuất khẩu, giá tăng cũng là một yếu tố rất quan trọng, đóng góp khoảng 15% cho sự tăng trưởng.

Về diễn biến tình hình giá tôm trong nước, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau cho biết hiện giá tôm nguyên liệu đứng ở mức rất cao. Cụ thể, đối với tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kí lô gam có giá 230.000 - 235.000 đồng/kí lô gam, loại 30 và 40 con/kí lô gam lần lượt có giá khoảng 170.000 - 180.000 đồng/kí lô gam và 150.000 - 155.000 đồng/kí lô gam
Ông Nguyễn Văn Tuấn, ngụ ấp Lồ Ồ, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh, một người chuyên vận chuyển tôm thuê cho nông dân tiêu thụ ở nhà máy tôm thành phố Trà Vinh (Trà Vinh), cho biết đối với tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kí lô gam có giá 125.000 - 130.000 đồng/kí lô gam; loại 100 con/kí lô gam có giá dao động khoảng 90.000 - 95.000 đồng/kí lô gam.
Theo ông Tuấn, sau một thời gian dài người nuôi tôm sú bị lỗ do dịch bệnh, hiện bà con nuôi tôm đang dần chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Trà Vinh chiếm khoảng 70% diện tích thả nuôi của tỉnh.

Theo VASEP, trong 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 1,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Nhật là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu tôm của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 364 triệu đô la Mỹ, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái; Mỹ đứng thứ 2 với kim ngạch đạt trên 337 triệu đô la Mỹ, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái; Trung Quốc và Hồng Kông xếp thứ 3 với kim ngạch đạt trên 180 triệu đô la Mỹ, tăng 37,6% so với 7 tháng đầu năm 2012.

TBKTSG Online
Đăng ngày 26/08/2013
trung chánh
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025

Lườn cá hồi: Tốt hay hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Lườn cá hồi, phần thịt bụng béo ngậy, mềm mại, luôn được bà con Việt Nam yêu thích trong các bữa ăn gia đình hay nhà hàng sang trọng. Với hương vị đậm đà, lườn cá hồi không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu phần này có thực sự tốt cho sức khỏe hay tiềm ẩn rủi ro?

Lườn cá hồi
• 14:46 27/04/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 14:46 27/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 14:46 27/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:46 27/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:46 27/04/2025
Some text some message..