Vật mang virus đốm trắng (WSSV) và giải pháp kiểm soát

Cho đến nay, bệnh đốm trắng vẫn đang là mối nguy hiểm gây thiệt hại cho ngành công nghiệp tôm trên toàn thế giới.

Vật mang virus đốm trắng (WSSV) lây bệnh cho tôm nuôi
Tôm nhiễm bệnh đốm trắng

Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1993-1995, bệnh đã gây ra tình trạng tôm sú chết hàng loạt ở Phú Yên, Khánh Hòa (1994), Bà Rịa - Vũng Tàu (1993) và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (1993-1994). Đợt dịch do virus đốm trắng gây thiệt nặng nề cho người nuôi điển hình nhất vào năm 2011 ở đồng bằng sông Cửu Long, với thiệt hại trên 20.854 ha diện tích nuôi tôm và đến nay hiện trạng tôm chết do bệnh vi rút đốm trắng gây ra xảy ra và tiếp diễn ở các vùng nuôi.

WSSV có khả năng truyền lây phức tạp theo cả hai chiều ngang và dọc. Quá trình thực hiện kiểm soát theo chiều dọc đã được kiểm soát và dễ triển khai hơn do quá trình nuôi hoàn toàn trong trại sản xuất, nguồn nước, thức ăn, bố mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát. Tuy nhiên, hiện tượng WSSV lan truyền theo chiều ngang ở hộ nuôi đơn lẻ cũng như vùng nuôi công nghiệp vẫn còn là thách thức cho các cán bộ kỹ thuật cũng như các nhà quản lý. Để thuận lợi cho việc kiểm soát WSSV lây nhiễm theo chiều ngang, việc nghiên cứu các sinh vật có khả năng mang mầm bệnh WSSV là hết sức quan trọng. 

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các loài sinh vật mang WSSV với nhiều hệ sinh vật khác nhau, ở nhiều nước khá nhau. Trong khi đó, ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu hệ thống nào về vật mang WSSV trung gian truyền bệnh đốm trắng cho tôm nuôi. Do vậy, PGS. TS. Phan Thị Vân cùng các đồng nghiệp đến từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và II (RIA 1 và RIA2) đã quyết định thực hiện đề tài có tên gọi: “Nghiên cứu vật mang virus đốm trắng (WSSV) gây bệnh trên tôm nuôi nước lợ và đề xuất giải pháp kiểm soát” là cần thiết và trên cơ sở đó xác định được các mối nguy sinh học là nguồn mang mầm bệnh WSSV tiềm ẩn. Mục tiêu của đề tài mà nhằm xác định được nhóm vật mang vi rút gây bệnh đốm trắng ở tôm nuôi cũng như đề xuất được giải pháp kiểm soát bệnh đốm trắng qua đường sinh học

Sau một thời gian nghiêm túc thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả đáng chú ý sau: 

- Tại các ao nuôi thâm canh, đã thu được 07 loài giáp xác cỡ lớn, 5 loài nhuyễn thể (trong đó 4 loài thuộc động vật đáy), 01 loài cá, 67 loài thực vật phù du và 18 loài động vật phù du. Tại trại sản xuất giống có 13 loài thức ăn tươi sống được sử dụng nuôi vỗ tôm bố mẹ.

- Kết quả phân tích các mẫu thu trong trại sản xuất tômvùng nuôi tôm thâm canh đã lần lượt xác định được 1 loài Giun cát (Perinereis nuntia) sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ thu tại Khánh Hòa nhiễm WSSV (32,07%) và loài giáp xác (tôm càng - M.nipponense) nhiễm WSSV (14,8%).

- Kết quả phân tích vi rút đốm trắng trong mẫu nước và bùn đáy thu trong ao có tôm nhiễm vi rút rút đốm trắng cho thấy có 57,6% mẫu dương tính với WSSV.

- Kết quả gây nhiễm WSSV lên 6 loài sinh vật có mặt phổ biến ở ao lắng và nguồn kênh cấp nước vào cho thấy, có 3 loài (cáy đỏ - Uca arcuata, tôm càng - M. nipponense và tôm gai - E. carinicauda) nhiễm WSSV và đã lây truyền sang tôm nuôi khi chúng được nuôi nhốt trong cùng môi trường nước. Trong khi đó 3 loài còn lại bao gồm ốc đinh, cá bống và nòng nọc ếch không nhiễm WSSV trong điều kiện thí nghiệm.

- Sử dụng hóa chất (Chlorine-70, BKC-80, Iodine-95 và Virkon A) kiểm soát sinh vật mang WSSV và xác định khả năng diệt WSSV. Kết quả thử nghiệm cho thấy, duy chỉ có chlorine -70 có hiệu quả diệt sinh vật và WSSV ở nồng độ 25ppm (nồng độ tính cho lượng chlorine nguyên chất), ba loại hóa chất không có khả năng diệt vi rút WSSV. Do đó, giải pháp kiểm soát bệnh WSSV ở ao nuôi tôm cần thiết phải kết hợp biện pháp sinh học và có sự hỗ trợ hóa chất (chlorine) trong quá trình xử lý ao lắng.

- Giải pháp kiểm soát sinh vật mang WSSV ở mô hình thực hiện cho thấy, các ao nuôi thuộc mô hình tôm không bị bệnh đốm trắng đồng thời trong suốt cả vụ nuôi không xuất hiện bất kỳ sinh vật nào ngoài tôm thẻ ở trong ao.

Một trong những biện pháp kiểm soát được sự lây lan các mầm bệnh vi-rút do sinh vật mang mầm bệnh là:

(i) Phơi khô các ao bị nhiễm bệnh vi-rút;

(ii) trong quá trình nuôi, nguồn nước dùng cho các lần thay nước cần phải lọc hoặc xử lý trong các ao chứa bằng chlorine -70 ở nồng độ 25ppm (nồng độ tính cho lượng chlorine nguyên chất).

(iii) không nên dùng thức ăn có nguồn gốc động vật thủy sản tươi hoặc qua ướp đông để nuôi tôm thịt, nuôi thành thục ngoại trừ trường hợp nguồn thức ăn này được xử lý bằng tia gama hoặc xử lý nhiệt (giữ 70oC trong 10 phút);

(iv) Tránh sự xâm nhập của các loài giáp xác cua còng tự nhiên đặc biệt là 3 loài (cáy đỏ - Uca arcuata, tôm càng - M. nipponense và tôm gai - E. carinicauda) vào hệ thống nuôi bằng việc xử lý kỹ nguồn nước cấp và sử dụng lưới lọc khi cấp nước vào ao.

NASATI
Đăng ngày 13/02/2019
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 22:37 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 22:37 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 22:37 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 22:37 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 22:37 24/11/2024
Some text some message..