Khoảng 15 giờ chiều, vợ chồng ông Hai Sồi bắt đầu "hành quân" ra bến để đặt cua đá, dụng cụ là cái lờ, mồi là cá lù đù. Kiểm tra lờ xem có rách chỗ nào, ông Hai Sồi vá lại, móc mồi xong ông tìm chỗ đặt. Ông Hai cho biết, mồi nhỏ thì để nguyên con, còn lớn thì cắt ra. Bởi mồi dài thì cua kẹp, không vô, mồi nhỏ quá cua ăn xong, xé lờ đi, nên mồi phải vừa tầm con cua.
Hơn 5 giờ sáng hôm sau, vợ chồng ông Hai Sồi thu chiến lợi phẩm. Ông Hai Sồi có 40 cái lờ, mỗi ngày ông thu hoạch khoảng 4-5 kg cua đá, bán với giá 120 ngàn đồng/kg. “Con nào thấy bán được thì mình bắt, con nào nhỏ thả lại, để có thể thu hoạch xuyên suốt”, bà Huỳnh Thu Hà, vợ ông Hai Sồi, chia sẻ.
Mồi để đánh bắt cua đá là cá nhỏ, cá tạp…
Ông Hai Sồi chuẩn bị đồ nghề.
Hơn 5 giờ sáng hôm sau, vợ chồng ông Hai Sồi thu chiến lợi phẩm. Ông Hai Sồi có 40 cái lờ, mỗi ngày ông thu hoạch khoảng 4-5 kg cua đá, bán với giá 120 ngàn đồng/kg. “Con nào thấy bán được thì mình bắt, con nào nhỏ thả lại, để có thể thu hoạch xuyên suốt”, bà Huỳnh Thu Hà, vợ ông Hai Sồi, chia sẻ.
Vợ chồng Hai Sồi đi thả lờ cua đá.
Bà con thu hoạch cua đá cặp tuyến bờ kè.
Cua đá được phân loại, loại nhỏ thường có giá 100 ngàn đồng/kg, lớn hơn một chút thì 120 ngàn đồng/kg.
Do cua đá là thực phẩm sạch, đánh bắt từ thiên nhiên nên rất hút hàng. Chị Huỳnh Thị Liên, ấp Kinh Hòn, cho biết, chị thường mua cua đá cho con ăn vì thịt cua rất bổ dưỡng.