Về Hải Phòng ăn chuột luộc

Đến hẹn lại lên, mỗi độ tháng 9 âm lịch hằng năm, đàn ông, trai tráng làng Tú Đôi, xã Kiến Quốc (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) gác lại công việc, vác thuổng ra đồng “săn” chuột…

Bán chuột đồng
Sau khi làm sạch, luộc chín, thịt chuột được bán cho khách quen tại chợ.

Làng Tú Đôi, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng nổi tiếng với nghề săn chuột đồng và thú ăn thịt chuột mỗi độ thu về.


Sơ chế chuột.

Mùa săn chuột đồng mỗi năm chỉ vỏn vẹn 3 tháng (từ tháng 9-11 âm lịch) nên những ngày này, những “chuột thủ” làng Tú Đôi chẳng quản xa xôi, sáng nào dậy thật sớm, vác đồ nghề ra đồng bắt chuột.


Bắt chuột tại cánh đồng xã Hữu Bằng (Kiến Thụy).

Chỉ tay vào túi đồ nghề với cuốc, lưới “bát quái”, thuổng, găng tay, giỏ đựng, ông Phạm Đăng Minh, người có thâm niên hơn 40 năm “săn” chuột đồng cho biết: “Thấy ruộng nào nhiều vết chân, chúng tôi lùa chuột vào một chỗ rồi giăng lưới quây lại, vừa lắng nghe, vừa quan sát”.

Bao nhiêu năm trong nghề, ai nấy đều hình thành phản xạ nên chỉ cần tiếng động nhẹ là lập tức đuổi, vồ, bắt bằng được con chuột, rồi bẻ răng, cho vào giỏ.


Niềm vui săn chuột.

Họ không dùng chó săn, cũng chẳng dội nước hay hun khói như ngày trước. Thấy hang nào có nhiều vết chân, tức có chuột bên trong, thì căng lưới rồi lấy thuổng đào tận tổ. Chuột chạy ra, sa lưới và bị người ta tóm sống từng con bỏ vào rọ.


Cách sơ chế, làm lông chuột thật sạch.

Thời điểm đầu “mùa chuột”, mỗi ngày nhóm của ông Minh thu được 30-50kg “chiến lợi phẩm”. Vào giữa mùa tầm tháng 10 âm lịch có ngày bắt được 60-70kg. Mùa chuột đồng chỉ kéo dài 2 tháng.

Không chỉ đến các cánh đồng, nhóm săn chuột có kinh nghiệm 40 năm của ông Minh còn quây bắt trên các bờ ao, nơi cỏ mọc rậm rạp. Sau khi tóm gọi một mẻ lớn, cả nhóm cùng mang chuột về nhà sơ chế.

Lúc này, cả gia đình tập trung làm thịt để chuẩn bị cho buổi chợ chiều. Người làm lông, người mổ bụng, cắt hoi, cười nói rôm rả về những câu chuyện nghề, chuyện đời.

Nhanh tay thả từng con chuột đã được làm sạch vào nồi nước sôi trên bếp củi, bà Nguyễn Thị Đối, thôn 1 Tú Đôi, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy cho biết: “Không giống như những lời đồn thổi về thịt chuột có thể chế biến cỗ 7 món, ở làng Tú Đôi, người dân chỉ ăn thịt chuột luộc, thi thoảng có người nấu rựa mận hoặc đem thui. Nhưng ngon nhất vẫn là thịt luộc chấm cùng muối tiêu chanh, rắc thêm chút lá chanh thì ngon hơn thịt gà”.

Mẻ thịt chuột đầu tiên trong ngày được bà Đối xếp vào chậu, chằng sau xe đạp chở ra chợ để giao cho mối quen. Ngoài ra, cứ cuối giờ chiều, nhiều khách mua lẻ tìm đến tận nhà để mua thịt chuột cho bữa tối của gia đình.

Giá thịt chuột luộc đầu mùa là 150.000 đồng/kg, ngày mưa gió hoặc cuối tuần, giá có tăng nhẹ từ 170.000 – 200.000 đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi “chuột thủ” thu nhập 300.000 – 500.000 đồng/ngày.


Một nồi chuột luộc vừa được mang từ trong bếp ra.

Bên cạnh nguồn thu nhập, với những “chuột thủ” như ông Minh, nghề săn chuột đồng còn mang lại nhiều niềm vui.

Ông Minh vui vẻ kể: “Nhiều cánh đồng bị chuột tàn phá, ăn hết lúa nên thấy chúng tôi, người dân mừng lắm. Có gia đình còn ra đồng cổ vũ cho nhóm bắt chuột, xin số điện thoại để hẹn mùa sau hễ có chuột phá ruộng là nhờ chúng tôi đến bắt”.

Cả làng Tú Đôi hiện còn hơn 30 gia đình làm nghề bắt chuột đồng. Già có, trẻ có, thế hệ trước nối tiếp thế hệ sau. Với họ, chỉ cần còn ruộng, còn lúa thì người dân làng Tú (Tú Đôi) tiếp tục “bám” nghề, lưu giữ nét đặc sắc của quê hương.

Thành phố Hải Phòng
Đăng ngày 09/01/2020
Kinh tế

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Thúc đẩy kinh tế vùng cao Việt Nam từ các loài cá đặc sản

Các loài cá đặc sản được xem nguồn tài nguyên quý giá tại các vùng cao Việt Nam, không chỉ góp phần cải thiện đời sống kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch và tạo dựng bản sắc địa phương.

Cá tầm
• 10:51 28/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 02:28 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 02:28 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 02:28 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 02:28 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 02:28 03/11/2024
Some text some message..