Về việc đóng mới tàu cá vỏ thép theo mẫu đã ban hành

Ngày 15-10-2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt và công bố 21 mẫu thiết kế kỹ thuật tàu cá vỏ thép khai thác hải sản, tàu dịch vụ khai thác hải sản xa bờ. Thời điểm khi được công bố, mặc dù chưa có nhà máy nào khởi công nhưng một số nhà quản lý và ngư dân ở các địa phương có ý kiến cho rằng 21 mẫu tàu cá vỏ thép được phê duyệt là không phù hợp.

đóng tàu vỏ thép

Tuy nhiên, thực tế, từ thời điểm đó đến nay đã hơn tám tháng triển khai và đã có nhiều ngư dân lựa chọn tàu cá theo mẫu.

Theo Trung tâm Đăng kiểm tàu cá, Tổng cục thủy sản, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đăng kiểm, kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá được giao, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá đã chủ động phối hợp với các đơn vị thiết kế, nhà máy đóng tàu và ngư dân giám sát, xem xét tính chưa phù hợp của 21 mẫu tàu cá để có tham mưu điều chỉnh phù hợp. Theo đó, hiện các tỉnh vẫn đang trong quá trình tiếp tục đăng ký và phê duyệt danh sách các tàu cá đóng mới theo Nghị định 67, trong số 651 tàu cá đã được phê duyệt có 292 tàu cá vỏ thép.

Cho đến nay đã có 45 tàu cá vỏ thép có hợp đồng giám sát, trong đó có 15 tàu cá chủ tàu lựa chọn theo đúng 21 mẫu tàu cá vỏ thép được Bộ NN và PTNT ban hành. Có 30 tàu cá vỏ thép còn lại điều chỉnh thiết kế, tuy nhiên chỉ điều chỉnh về thiết kế cho phù hợp với tập quán, thói quen và tính kiêm nghề của ngư dân. Hiện tại, số tàu cá vỏ thép đã và đang triển khai đóng tại các nhà máy đóng tàu là sáu chiếc.

Qua quá trình thực hiện đăng kiểm, kiểm tra an toàn kỹ thuật và phản ánh của chủ tàu cũng như nhà máy đóng tàu, Trưởng phòng Đăng kiểm Nguyễn Vũ Hà cho rằng, những mẫu thiết kế tàu cá vỏ thép đối với các nghề khai thác như nghề rê, nghề vây, nghề chụp, nghề câu và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ đã được Bộ NN và PTNT phê duyệt mang tính chung, đặc trưng cho các vùng miền bắc, miền trung, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và phù hợp với yêu cầu thiết kế, ngư dân có thể sử dụng các mẫu này mà không cần điều chỉnh. Tuy nhiên, đây là tàu thiết kế mẫu không thể chi tiết theo ý muốn của mỗi ngư dân. Do đó một số ngư dân cho là không phù hợp.

Nói về các mẫu tàu cá gửi về đề nghị điều chỉnh sửa đổi, ông Hà cho hay, các mẫu tàu cá này chủ yếu chỉ điều chỉnh về thiết kế, cho phù hợp với tập quán, thói quen và tính kiêm nghề của ngư dân (thí dụ như điều chỉnh tăng số thuyền viên của tàu, điều chỉnh kích thước cho phù hợp phong thủy với tuổi của ngư dân, điều chỉnh thiết kế để tàu có thể hoạt động kiêm nghề như nghề lưới chụp kiêm nghề vây mạn). Việc điều chỉnh này phù hợp với Thông tư số 25/2014/TT-BNN quy định yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu thiết kế tàu cá, tại mục b, điểm 2 Điều 9 đã quy định rõ: chủ tàu có quyền yêu cầu đơn vị thiết kế mẫu tàu cá điều chỉnh thiết kế so với thiết kế mẫu nhưng không làm ảnh hưởng đến tính năng an toàn của con tàu.

Ông Hà cũng cho biết, Tổng cục Thủy sản cũng đã có văn bản gửi Sở NN và PTNT các tỉnh thành phố ven biển yêu cầu tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn ngư dân lựa chọn đóng mới tàu cá vỏ thép theo mẫu đã được Bộ NN và PTNT phê duyệt và công bố nhằm thực hiện đúng yêu cầu Nghị định 67/2014/NĐ-CC ngày 7/7/2014 của Chính phủ.Trong quá trình triển khai lựa chọn mẫu thiết kế tàu cá vỏ thép, tiếp tục phổ biến và hướng dẫn ngư dân thực hiện đúng theo Thông tư số 25/2014/TT-BNN quy định yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu thiết kế tàu cá. Đồng thời tổng hợp ý kiến đóng góp của các chủ tàu, nhà máy đóng tàu và nhà quản lý về những yếu tố không phù hợp đối với mẫu tàu cá đã phê duyệt gửi Tổng cục Thủy sản (cụ thể là Trung tâm Đăng kiểm tàu cá) để có điều chỉnh mẫu thiết kế cho phù hợp.

Trước đó, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2015 (tổ chức ngày 1-6-2015), liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị định 67, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất các nội dung: Cho phép các tổ chức, cá nhân đóng mới, nâng cấp tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ bằng vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400CV được hưởng các cơ chế, chính sách của Nghị định 67, hỗ trợ chi phí thiết kế tàu vỏ gỗ, vật liệu mới, giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phê duyệt, lựa chọn thiết kế. Cho phép sử dụng máy tàu thủy đã qua sử dụng (máy tàu thủy cũ) đối với trường hợp nâng cấp tàu cá. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định điều kiện sử dụng máy tàu thủy cũ. Bộ NN và PTNT theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện, chủ động hướng dẫn khi cần thiết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí, đưa vào kế hoạch vốn trung hạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá giai đoạn 2016-2020 theo đúng tinh thần của Nghị định 67.

Báo Nhân Dân, 18/06/2015
Đăng ngày 19/06/2015
Thu Hiền
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 14:07 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 14:07 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 14:07 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 14:07 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:07 18/02/2025
Some text some message..