Vi khuẩn có thể loại ô nhiễm nhựa trong hồ

Một nghiên cứu về 29 hồ nước ở châu Âu phát hiện ra một số loại vi khuẩn ở đây có khả năng sinh trưởng trên các mảnh túi nhựa nhanh và hiệu quả hơn so với vật chất tự nhiên như cành và lá cây.

hồ nước ngọt
Một hồ nước ngọt ở Na Uy được lấy mẫu nghiên cứu. Ảnh: Samuel Woodman

Các loại vi khuẩn này phá vỡ các hợp chất carbon trong nhựa để làm thức ăn. Các nhà khoa học ở Đại học Cambridge cho biết việc bổ sung các vi khuẩn này vào nước có thể góp phần loại bỏ ô nhiễm nhựa trong môi trường.

Kết quả được công bố trên tạp chí Nature Communications, gợi ý rằng ô nhiễm nhựa trong hồ đang “mồi” các vi khuẩn tăng trưởng nhanh chóng: Vi khuẩn không chỉ phá vỡ cấu trúc nhựa mà sau đó còn có thể phân hủy các hợp chất carbon tự nhiên khác trong hồ.

Các loại vi khuẩn được tìm thấy trong hồ dường như ưa thích những hợp chất carbon có nguồn gốc từ nhựa hơn. Lý giải điều này, TS. Andrew Tanentzap thuộc Khoa Khoa học Thực vật của Đại học Cambridge nói rằng vi khuẩn sử dụng nhựa làm thực phẩm trước tiên vì nó dễ phá hủy, sau đó chúng có thể chuyển sang phân hủy một số thực phẩm khó nhằn hơn như các chất hữu cơ tự nhiên khác trong hồ.

Ông nói thêm: “Điều này cho thấy ô nhiễm nhựa đang kích thích toàn bộ mạng lưới thức ăn trong hồ, bởi vì nhiều vi khuẩn hơn nghĩa là sẽ có nhiều thức ăn hơn cho các sinh vật lớn như vịt và cá”. Hiệu quả này còn thay đổi tùy thuộc vào sự đa dạng của các loài vi khuẩn có trong nước hồ – càng nhiều loài khác nhau thì khả năng loại bỏ ô nhiễm nhựa càng tốt hơn.

Nghiên cứu trước đó của Đại học Cambridge chỉ ra khi nhựa được phân hủy sẽ giải phóng các hợp chất carbon đơn giản, có nguồn gốc từ những chất phụ gia như chất kết dính và chất làm mềm. Các hợp chất này có cấu trúc hóa học khác với những hợp chất carbon được giải phóng ra khi phân hủy lá và cành cây. Nghiên cứu mới này cũng phát hiện ra, vi khuẩn sẽ loại bỏ nhiều ô nhiễm nhựa hơn trong các hồ có ít hợp chất carbon tự nhiên hơn vì chúng có ít nguồn thức ăn để lựa chọn.

Kết quả này sẽ góp phần hỗ trợ các hồ đang cần kiểm soát ô nhiễm cấp bách. Nếu một khu hồ bị ô nhiễm nhựa nhiều nhưng lại ít đa dạng vi khuẩn và nhiều hợp chất hữu cơ tự nhiên thì hệ sinh thái của chúng sẽ yếu ớt hơn. GS. David Aldridge tại Khoa Động vật học của Đại học Cambridge cho rằng nghiên cứu của họ sẽ giúp xác định các loại vi khuẩn có thể khai thác để giúp phân hủy chất thải nhựa và quản lý ô nhiễm môi trường tốt hơn.

Nghiên cứu đã lấy mẫu từ 29 hồ trên khắp Scandinavia từ tháng 8 đến tháng 9/2019. Các hồ này khác nhau về vĩ độ, độ sâu, diện tích, nhiệt độ bề mặt trung bình và sự đa dạng của các phân tử carbon hòa tan.

Các nhà khoa học đã cắt túi nhựa từ bốn chuỗi cửa hàng mua sắm lớn của Anh và lắc chúng trong nước cho đến khi các hợp chất carbon được giải phóng.

Tại mỗi hồ, họ dùng các chai thủy tinh để đựng nước chứa mẫu nước. Sau đó họ cho một ít “nước nhựa” vào một nửa số chai để đại diện cho carbon giải phóng từ rác nhựa vào môi trường, những chai còn lại được cho thêm lượng nước cất tương đương. Sau 72 giờ trong bóng tối, họ kiểm tra hoạt động của vi khuẩn trong mỗi chai.

Các nhà nghiên cứu đã đo lường sự phát triển của vi khuẩn – tức lượng sinh khối tăng lên và hiệu suất tăng trưởng – bằng lượng CO2 giải phóng trong quá trình phát triển. Trong những chai nước chứa carbon có nguồn gốc từ nhựa, sinh khối của vi khuẩn đã tăng gấp đôi. Khoảng 50% lượng carbon này đã được vi khuẩn tiêu thụ trong 72 giờ.

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng khi túi nhựa đi vào sông hồ, chúng có thể gây ra những tác động mạnh mẽ và bất ngờ đến toàn bộ hệ sinh thái. Dĩ nhiên điều này không dung túng cho tình trạng ô nhiễm đang diễn ra. Các nhà khoa học vẫn khuyến nghị mọi người cẩn thận hơn về cách xử lý rác thải nhựa vì một số hợp chất trong nhựa có thể gây độc hại đến môi trường, đặc biệt là ở nồng độ cao.

Tạp chí Tia Sáng
Đăng ngày 09/08/2022
Trang Linh
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 23:41 23/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 23:41 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 23:41 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 23:41 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 23:41 23/01/2025
Some text some message..