Vi khuẩn mới làm vaccine kháng lại bệnh virut đầu vàng ở tôm

Việc kiểm soát các bệnh gây ra do virus gây ra trên tôm được xem là một trong những sứ mệnh khó khăn của khoa học do mức độ nguy hiểm và sự phức tạp trong việc phòng trị.

Vi khuẩn mới sử dụng làm vaccine kháng lại bệnh virut đầu vàng ở tôm
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: hendrix-genetics

Do đó, các nhà khoa học đã không ngừng tiến hành nhiều phương pháp mới để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho việc phòng trị bệnh virus. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến là công nghệ can thiệp RNA (RNAi) để biến đổi thế hệ vi tảo Chlamydomonas reinhardtii có khả năng chống lại bệnh virus đầu vàng ở tôm.

Công nghệ can thiệp RNA là gì?

Được xem như một công nghệ mới, hiệu quả cao để chống lại mầm bệnh virus, công nghệ can thiệp RNA (RNAi) sử dụng chuỗi kép (DSRNA) đặc hiệu theo trình tự được thiết kế để phá vỡ các gen quan trọng của virus. Phương pháp này nhằm khai thác khả năng tự nhiên của động vật để chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh.

Vi tảo xanh Chlamydomonas reinhardtii 


Chlamydomonas reinhardtii. Ảnh nguồn: protist.i.hosei.ac.jp

Các vi tảo xanh Chlamydomonas reinhardtii đã được nghiên cứu và lựa chọn để sản xuất một loạt các phân tử sinh học mang công nghệ RNAi bởi một số đặc điểm cơ bản sau:

- Đây là loài tảo an toàn, không sản xuất nội độc tố và các tác nhân truyền nhiễm. Do đó, sử dụng vi tảo này làm nguyên liệu cho tôm có thể là một lựa chọn thay thế hấp dẫn, không gây lo ngại về rủi ro sức khỏe hoặc ô nhiễm môi trường.

- Lục lạp của C. reinhardtii rất đơn thuần, không chứa các chất phân giải hoặc biến đổi để xử lý DSRNA, cho phép tích lũy DSRNA ở mức độ cao trong cơ quan. Ngoài ra, sự biến đổi lục lạp ở C. reinhardtii xảy ra thông qua tái tổ hợp tương đồng dẫn đến sự tích hợp gen biến đổi ở một vị trí cụ thể, trong khi sự tích hợp vào bộ gen hạt nhân xảy ra ngẫu nhiên gây ra sự bất ổn. Quan trọng hơn, biến đổi lục lạp có thể đạt được bằng cách sử dụng các chủng đột biến không quang hợp, cho phép tạo ra các chất biến đổi không có chất đánh dấu mà không cần dùng kháng sinh để chọn.

Nội dung nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tạo ra một chất để biến đổi lục lạp C. reinhardtii ổn định thành chủng mới có tên gọi TN72, đồng nhất biểu hiện một DSRNA đặc hiệu với virus gây bệnh đầu vàng trên tôm (YHV) và chứng minh hiệu quả của chất biến đổi tảo như là thức ăn bổ sung để kiểm soát bệnh tôm.

Penaeus vannamei ở giai đoạn sau ấu trùng (PL) 30 đã được sử dụng cho một thử nghiệm cho ăn và thử nghiệm cảm nhiễm virus. Con tôm được thích nghi trong 10 ppt nước biển nhân tạo với sục khí ba ngày trước thí nghiệm.

Tôm được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm (n = 25) với 3 lần lặp lại cho mỗi nhóm được nuôi trong bể thủy tinh chứa 2 L nước biển nhân tạo. 

- Nhóm 1: Âm tính (không điều trị tảo, không gây cảm nhiễm)

- Nhóm 2: Dương tính (chỉ gây nhiễm YHV)

- Nhóm 3: Tôm được cho ăn tảo C. reinhardtii SR - không có biểu hiện DSRNA (mật độ 5 × 105 tế bào/ml nước biển)

- Nhóm 4: Tôm được cho ăn tảo C. reinhardtii PYP - có biểu hiện DSRNA (mật độ 5 × 105 tế bào/ml nước biển).

Vào ngày thứ 3 của thí nghiệm, tôm ở nhóm 2, 3 và 4 được gây cảm nhiễm với mầm bệnh đầu vàng YHV. 

Kết quả đạt được

Sau 8 ngày gây cảm nhiễm, kết quả cho thấy, tỉ lệ sống của tôm cho ăn tảo C. reinhardtii PYP cao nhất trong các nhóm cảm nhiễm (trên 50%). Trong khi, nhóm SR có tỷ lệ tử vong thấp hơn ở ngày 5 và 6. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong sau đó tăng lên mức tương tự như ở nhóm dương tính với YHV (khoảng 84%). Điều này có thể ám chỉ rằng, C. reinhardtii cung cấp các chất dinh dưỡng hoặc các sản phẩm tự nhiên như axit béo không bão hòa đa cho tôm, hỗ trợ chống lại nhiễm virus.

Như vậy, các chất biến đổi lục lạp C. reinhardtii thể hiện của DSRNA được tạo ra trong nghiên cứu này đã cho thấy tiềm năng to lớn như một cách hiệu quả để chống lại các bệnh do virus trong nuôi tôm. Hệ thống này có tiềm năng lớn sẽ được triển khai trong các trại giống sản xuất tôm PL. Ở giai đoạn này, tôm dễ bị thay đổi môi trường và mầm bệnh nhất. Do đó, việc cải thiện sức đề kháng tổng thể đối với mầm bệnh của tôm PL là rất quan trọng để thúc đẩy chăn nuôi bền vững. Kết quả này hứa hẹn việc sử dụng vi tảo như một loại thay thế mới, một nguyên liệu bảo vệ chống virus bổ dưỡng và hiệu quả trong nuôi tôm.

Đăng ngày 19/04/2019
NGUYEN THAO (Lược dịch)
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 21:54 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 21:54 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 21:54 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:54 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 21:54 25/11/2024
Some text some message..