Vi phạm chỉ tiêu hóa chất, chất cấm trong thủy sản gia tăng

Chiều nay (1/9), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa tổ chức cuộc Họp báo thường kỳ về nhiệm vụ trọng tâm tháng Chín và quý 4 của năm 2016, tại Hà Nội.

Chế biến tôm đông lạnh
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại Bạc Liêu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) Phùng Hữu Hào cho biết, qua kiểm tra tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, chất cấm và dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép 8 tháng qua là 1,23%, tăng so với tỷ lệ 0,89% của năm trước và không đạt được chỉ tiêu đặt ra đến cuối năm 2016 là giảm 10% so với năm 2015.

“Về thanh, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, NAFIQAD đã chủ trì, phối hợp với Cục An ninh kinh tế nông lâm ngư nghiệp (A86), Bộ Công an tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra đột xuất hoạt động bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu (từ 26/7 đến 28/7), tại Cà Mau (từ 15/8-30/8). Kết quả, NAFIQAD đã phát hiện, bắt quả tang việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại 2 tụ điểm tại Bạc Liêu, 1 tụ điểm và 2 doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Cà Mau,” Phó Cục trưởng Phùng Hữu Hào chỉ rõ.

Phó Cục trưởng Phùng Hữu Hào cũng cho biết, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh, kiểm tra và kiểm soát tạp chất là cơ sở vi phạm có nhiều thủ đoạn đối phó hết sức tinh vi nhằm che giấu, gây khó khăn cản trở cho lực lượng kiểm tra. Và đặc biệt, còn có sự hạn chế trong công tác phối hợp với lực lượng chuyên ngành để kiểm tra phương tiện vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy từ các tỉnh Bạc Liệu, Cà Mau. Việc tham gia chính quyền địa phương (huyện, xã) không tích cực.

Mặt khác, tạp chất khó phát hiện không chỉ được đưa vào tôm sú như trước đây mà cả tôm thẻ chân trắng kích cỡ nhỏ; việc phát hiện vi phạm không chỉ tại các tụ điểm, đại lý thu gom mà cả tại doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Bên cạnh đó, ông Phùng Hữu Hào cũng cho biết tỷ lệ mẫu thịt các loại vi phạm chỉ tiêu hóa chất, chất cấm và dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép 8 tháng qua là 0,31% giảm 87,6% so với năm 2015 (2,5%). Vượt chỉ tiêu đặt ra đến cuối năm 2016 là giảm 10% so với năm 2015.

Tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu hóa chất, chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép 8 tháng qua 2016 là 3,43% giảm 60,1% so với năm 2015 (8,6%), vượt chỉ tiêu đặt ra đến cuối năm 2016 là giảm 10% so với năm 2015.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho rằng, việc sử dụng hóa chất dùng trong công nghiệp vào sản xuất các sản phẩm dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sẽ gây tồn dư kim loại nặng trên động vật, sản phẩm động vật. Người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm động vật này sẽ bị tồn dư kim loại nặng trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (gây các triệu chứng dị ứng, ngộ độc; có thể gây ung thư khi trong cơ thể tích tụ hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép).

Do đó, theo ông Việt việc dùng hóa chất công nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là một hành vi nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới xuất khẩu của ngành thủy sản. Tính riêng trong năm 2015, đã có nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị các nước nhập khẩu trả về vì bị tồn dư kim loại nặng.

“Trong tháng 9, chúng tôi sẽ tập trung vào hai vấn đề chính. Một là vấn đề bơm tạp chất, kháng sinh vào tôm và bơm nước vào lợn. Thứ hai là về chất cấm, vừa rồi Bộ Y tế vừa nhập 50kg chất Sabultamol, Bộ Nông nghiệp cũng đã có công văn đề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ việc này. Theo đó ngành nông nghiệp đặt mục tiêu hết năm 2016 sẽ hoàn không có sử dụng chất cấm,” ông Việt nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm chỉ đạo tại cuộc Họp báo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn cũng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục quyết liệt thực hiện kế hoạch hành động năm an toàn thực phẩm. Trong số đó tập trung vào dịp Trung thu, vào mùa lễ hội, Tết Nguyên đán và mùa xuất khẩu nông sản cuối năm./. 

Vietnam+/Hà Nội mới, 01/09/2016
Đăng ngày 03/09/2016
Kinh tế
Bình luận
avatar

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:51 11/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 14:02 09/09/2024

Khả năng phát triển của thực phẩm thủy hải sản sạch Việt Nam trên thị trường Quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, thực phẩm thủy hải sản sạch đã nhanh chóng trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Thủy hải sản
• 09:00 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 09:46 06/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 03:03 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 03:03 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 03:03 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 03:03 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 03:03 13/09/2024
Some text some message..