Vì sao nuôi cua biển tỷ lệ sống thường thấp và giải pháp

Vì sao nuôi cua biển tỷ lệ sống thường thấp 20-30%. Giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong nuôi cua biển thương phẩm? Là câu hỏi của ông Đoàn Văn Bửu, thôn Phú Khê 2-Hoà Xuân Đông-Đông Hoà-Phú Yên.

Vì sao nuôi cua biển tỷ lệ sống thường thấp và giải pháp
Dèo tôm, cua giống giúp tăng tỉ lệ sống. Ảnh: Báo Cà Mau

Trung tâm Khuyến nông Phú Yên trả lời: Cua biển là một trong những đối tượng thuỷ sản nuôi có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Mô hình nuôi cua biển chủ yếu được nuôi theo hình thức nuôi quảng canh, tỷ lệ sống của cua thường thấp khoảng 20%, chính vì vậy nên năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống cua biển thường thấp:

Trước đây, nguồn giống cua biển chủ yếu gom từ tự nhiên dẫn đến con giống không cùng ngày tuổi, kích cỡ con giống không đồng đều. Vì thiếu chủ động được nguồn giống nên trên cùng một đơn vị diện tích phải thả giống trong thời gian dài, thả nhiều đợt dẫn đến có sự phân đàn trong cùng một ao, khi lột xác con lớn sẽ ăn con nhỏ nếu thức ăn cho cua không đầy đủ. Qua đó, cho thấy con giống không đảm bảo về chất lượng và số lượng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nuôi cua biển tỷ lệ sống còn thấp.

Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau. Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Tính hung dữ có từ giai đoạn Megalops cho đến cua trưởng thành. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn, khi thiếu thức ăn, cua có thể ăn lẫn nhau. Cua khoẻ hơn tấn công cua yếu, cắn gãy càng, mai rồi ăn thịt. Do vậy, việc không đảm bảo được nguồn thức ăn cho cua cũng góp phần làm thấp tỷ lệ sống trong nuôi cua biển.

Thêm vào đó, theo tài liệu chuyên ngành, cua có chiều rộng giáp đầu ngực ≥ 10 cm, tương đương với khối lượng trung bình khoảng ≥ 267g đều có khả năng thành thục và tham gia sinh sản; trong thời kỳ giao vĩ cua đực tấn công nhau để giành cua cái. Do vậy, nếu trong ao nuôi, cua đều đạt kích cỡ ≥ 267g thì cũng có khả năng cua đực tấn công nhau để tranh giành cua cái. Đây cũng có thể được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống trong nuôi cua biển thường thấp kể cả khi các điều kiện sống, chế độ chăm sóc được tối ưu.

Do vậy, có thể kết luận rằng việc không chủ động được nguồn giống, không chủ động đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn và chế độ chăm sóc là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống trong nuôi cua biển thường thấp.

Hiện nay, con giống cua biển đã được cho sinh sản nhân tạo, góp phần giúp người nuôi chủ động hơn. Để nâng cao tỷ lệ sống trong nuôi cua biển thương phẩm, Trung tâm Khuyến nông khuyến cáo một số giải pháp như sau:

- Ao nuôi nên nằm trong vùng quy hoạch của địa phương, chủ động được nguồn nước cấp thoát, tránh xa các nguồn nước thải từ các hoạt động khu công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp …..Bờ ao nên được gia cố chắn chắn, không rò rỉ, sạt lở, có lưới chắn ở trên để tránh cua bò ra khỏi ao. Lưới chắn nên nghiêng một góc khoảng 60o vào trong ao.

- Con giống nên mua từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống có uy tín. Nên chọn con giống đồng cỡ, đồng màu, cân đối, các phụ bộ đầy đủ; trạng thái phản ứng nhanh lẹ; tình trạng sức khoẻ tốt, không có bệnh (nên xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trước khi thả nuôi); con giống nên có kích cỡ khoảng 1-1,2 cm trở lên. Khi thả giống nên thả ở nhiều vị trí; trong 01 ao nên tránh thả giống nhiều lần.

- Cần đảm bảo đủ thức ăn cho cua, bởi vì khi cua lột xác nếu cua bị đói thì con lớn sẽ ăn con nhỏ. Khẩu phần cho ăn hàng ngày khoảng 4-7% trọng lượng thân. Định kỳ nên bổ sung Vitamin C trộn vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cua, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Hiện nay, nuôi cua biển chủ yếu sử dụng cá tạp làm thức ăn cho cua nên việc thay nước có ý nghĩa rất lớn. Do vậy cần đảm bảo đủ lượng nước sạch để thay cho ao, việc thay nước cho ao cua nhằm mục đích đảm bảo môi trường trong sạch, kích thích cua lột xác.

- Hàng ngày nên theo dõi các hoạt động của cua để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Trung tâm Khuyến nông Phú Yên
Đăng ngày 14/11/2018
Thạc Sĩ Võ Thị Thu Hiền
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 02:17 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 02:17 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 02:17 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 02:17 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 02:17 15/11/2024
Some text some message..