Vì sao sản xuất theo quy trình VietGap khó nhân rộng?

Sản xuất theo quy trình VietGAP hiểu một cách nôm na là sản xuất sạch, yêu cầu đối với nông dân trong quá trình sản xuất ra các loại hàng hóa, thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có tác động gây hại đến cộng đồng, môi trường, tạo sự phát triển bền vững cho các vụ tiếp theo.

cham soc tom tai ao
Chăm sóc tôm tại đầm nuôi theo VietGap ở Diễn Trung, Diễn Châu.

Hiện nay, quy trình VietGAP được áp dụng trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Mỗi một lĩnh vực trên đều có một bộ quy phạm, quy chuẩn khác nhau và ngày càng chi tiết, đầy đủ hơn khi một loại cây, con, vật nuôi ra đời.

Yêu cầu sản xuất theo VietGAP được áp dụng khoảng từ năm 2011 lại đây, và lợi ích là khá rõ ràng. Tại địa bàn Nghệ An, ngoài một số mô hình chăn nuôi lớn đã được tập huấn và áp dụng VietGAP, các vùng rau lớn như Xuân Hòa (Nam Đàn), Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu) hay vùng cam ở Quỳ Hợp, Yên Thành… đã bước đầu sản xuất theo quy trình VietGAP và số ít trong đó được cấp chứng nhận VietGAP cách đây vài năm.

Tương tự, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có 240 ha tôm các vùng Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Hưng Hòa (TP.Vinh), Diễn Châu được hướng dẫn sản xuất theo quy trình VietGAP, trong đó một số mô hình và vùng nuôi đã được cấp giấy chứng nhận hay chăn nuôi gà VietGAP ở Diễn Trung, lợn VietGAP ở Đô Lương...

Mặc dù sản xuất theo quy trình VietGAP có nhiều lợi ích, nhưng đến nay vẫn chưa được nhân rộng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên là do nông dân chưa được nâng cao về nhận thức vấn đề sản xuất sạch, thấy rằng sản xuất sạch và chưa sạch vẫn lẫn lộn về tiêu thụ trên thị trường, trong khi sản xuất VietGAP khó khăn, phức tạp. Thống kê cho thấy riêng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, mỗi vật nuôi có một bộ tiêu chuẩn riêng, trong đó con tôm nuôi có 104 điều kiện, và sắp tới theo khuyến cáo của một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực này, các điều kiện VietGAP sẽ được bổ sung theo hướng nhiều và đầy đủ hơn. Tương tự, lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt, một số chủ hộ nuôi cho biết có nhiều yêu cầu quá khó với nhận thức của người sản xuất theo hộ gia đình và gia trại.

Nguyên nhân thứ hai đó là hiệu quả kinh tế khi so sánh 2 mô hình nuôi theo VietGAP và không VietGAP. Có một thực tế là làm theo VietGAP, đầu tư ban đầu vào hạ tầng khá lớn đồng nghĩa với chi phí lớn, công lao động nhiều hơn nhưng khi thu hoạch thì năng suất theo VietGAP chỉ tăng 20- 30% so với không VietGAP. Thế nhưng, vì giá bán sản phẩm như nhau nên không khuyến khích được người nông dân làm VietGAP ngoài các vùng có sự hỗ trợ của nhà nước.

Bên cạnh đó, do khâu quản lý, lưu thông sản phẩm nông nghiệp ra thị trường của chúng ta còn nhiều yếu kém, không quản lý được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm dẫn đến tình trạng cào bằng về chất lượng; sản xuất theo quy trình VietGAP cũng như không VietGAP, chưa có hệ thống hỗ trợ quảng bá, phân phối sản phẩm VietGAP.

mo hinh tom vietgap
Mô hình nuôi tôm theo VieGap của ông Ngô Xuân Đại, xóm 4 xã Diễn Trung được công nhận từ năm 2014.

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy mở rộng diện tích, quy mô làm theo VietGAP, một mặt chúng ta cùng với việc tiếp tục tuyên truyền, tập huấn cho các chủ hộ sản xuất chăn nuôi trực tiếp; mặt khác nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, nhân rộng sản phẩm VietGAP. Nhân rộng cách làm của một số doanh nghiệp ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Hà Nội và ở TP.Vinh đưa vào các siêu thị và bán giá gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với sản xuất không VietGAP và sẵn sàng chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình.

Về lâu dài, chúng ta đã hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế, các nước với trình độ sản xuất của mình đã có các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm khá đầy đủ. Nên chăng, quá trình xây dựng của quy phạm VietGAP mới, một mặt cần tiếp thu, chọn lọc các chuẩn mực, bãi bỏ những thủ tục, biểu mẫu giấy tờ không cần thiết để nông sản được tiếp cận với các thị trường lớn trên. 

Báo Nghệ An, 28/05/2016
Đăng ngày 31/05/2016
Nguyễn Hải
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
• 11:59 08/06/2023

Bình Định: Nông dân tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư.

Nông dân
• 11:02 07/06/2023

Nên nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững?

Những năm qua, con tôm Việt Nam đã và đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu ra thế giới.

Ao nuôi
• 11:05 06/06/2023

Khó khăn mà ngành khai thác thủy sản Việt Nam đang đối mặt

Với địa hình phần lớn giáp biển, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực này gặp vô số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, thiếu nguồn lao động, phương tiện đánh bắt chưa đảm bảo,...

Khai thác thủy sản
• 10:09 05/06/2023

Tìm kiếm đối tác kinh doanh trong ngành thức ăn chăn nuôi? Đăng ký Vietstock ngay!

Đối tác kinh doanh có thể giúp chia sẻ trách nhiệm, cung cấp những hiểu biết vô giá và hỗ trợ bạn trong suốt hành trình phát triển. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác phù hợp nói dễ hơn làm, giữa thế giới rộng lớn ngoài kia, thật khó để tìm được người bạn đồng hành phù hợp. Hãy để VIETSTOCK là cầu nối giúp bạn!

Công nghệ mới
• 04:27 09/06/2023

Thông tin mới vụ ném thuốc trừ sâu xuống hồ nuôi tôm để trả thù tình địch

Nghi vợ cũ quan hệ với quản lý hồ tôm, bị can đã ném thuốc trừ sâu làm chết 11,3 tấn tôm trị giá hơn 1,6 tỷ đồng.

Ao tôm
• 04:27 09/06/2023

Đồng Nai: Tồn đọng 1.000 tấn cá nước ngọt, nông dân thấp thỏm lo

Giao mùa, thời tiết nắng nóng gay gắt rồi xuất hiện nhiều đợt mưa to là một trong những nguyên nhân khiến nhiều hộ nuôi cá nước ngọt trong lồng bè tại phường Hiệp Hòa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang xảy ra tình trạng cá chết.

Nuôi cá lồng bè
• 04:27 09/06/2023

Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
• 04:27 09/06/2023

Trà Ổ, Tiếng gọi yêu thương

Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên đến với đầm Trà Ổ. Đó là một ngày mát trời, đoàn công tác chúng tôi có mặt tại trụ sở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ để tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ.

Đầm Trà Ổ
• 04:27 09/06/2023