Vì sao tảo nở hoa xuất hiện liên tục trên vùng biển ở Huế?

Chỉ trong một thời gian ngắn, tại vùng biển Chân Mây - Lăng Cô, Cảnh Dương của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế xuất hiện các vệt nước màu vàng, màu đỏ do các loài tảo gây ra. Đây là hiện tượng khá lạ và nguyên nhân làm cho các loài tảo xuất hiện nhiều vẫn chưa được làm rõ.

Vì sao tảo nở hoa xuất hiện liên tục trên vùng biển ở Huế?
Loài tảo xuất hiện với mật độ lớn khiến nước chuyển màu vàng

Ngày 31-3, ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết vẫn tiếp tục lấy mẫu nước, mẫu tảo tại khu vực biển Chân Mây để gửi Tổng cục Môi trường nhằm kiểm nghiệm, phân tích về tình trạng tảo nở hoa khiến cho nước biển chuyển màu.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã công bố kết luận ban đầu về nguyên nhân xuất hiện vệt nước màu vàng ở vùng biển Chân Mây và Cảnh Dương thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc vào ngày 23-3. Theo đó, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự xuất hiện và phát triển mạnh của loài tảo Giáp Gonyaulax polygramma, gây ra hiện tượng tảo nở hoa nước (thủy triều đỏ) làm nước biển đổi màu, có mùi tanh hôi, đồng thời làm giảm nồng độ oxy trong nước ở một số thời điểm làm cho thủy sản trong khu vực có hiện tượng nổi trên bề mặt.

Ở thời điểm quan trắc, kết quả phân tích định tính và định lượng tảo phù du tại bốn điểm cho thấy có sự khác nhau đáng kể về số lượng loài và mật độ các loài tảo phù du. Về số lượng loài: tại vị trí không xuất hiện vệt vàng có số lượng loài cao nhất, ở vị trí vùng nước bình thường gần khu vực có vệt vàng có số loài thấp hơn, và ở khu vực vùng nước có vệt vàng có số lượng loài rất thấp .

Về mật độ: tại vị trí không xuất hiện vệt vàng, vị trí vùng nước bình thường gần khu vực vệt vàng có mật độ tảo thấp ghi nhận là 56.730 tế bào/lít và 651.960 tế bào/lít. Tại các vị trí quan trắc vùng nước vệt vàng có mật độ rất lớn, ghi nhận là trên 14 triệu tế bào/lít và hơn 8,9 triệu tế bào/lít, trong đó có loài tảo Giáp Gonyaulax polygramma Stein 1883 (thuộc lớp Dinophyceae) chiếm ưu thế tuyệt đối với trên 14 triệu tế bào/lít và hơn 8,9 triệu tế bào/lít.

Về chất lượng nước biển, tại thời điểm quan trắc, hầu hết các thông số quan trắc: pH, ôxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (NH4+tính theo N), nitrit (NO2-); photphat (PO43- tính theo P), xyanua (CN-), thủy ngân (Hg), tổng Phenol, crom tổng số, cadimi (Cd), asen (As), chì (Pb), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), tổng dầu mỡ khoáng, coliform có giá trị đo đạc, phân tích đều đảm bảo giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (mục chất lượng nước biển vùng biển ven bờ - giá trị giới hạn vùng bãi tắm và thể thao dưới nước). Riêng các mẫu phân tích được lấy tại vị trí tại bến cảng Chân Mây có giá trị thông số amoni (NH4+); hàm lượng tổng chất rắn lở lửng (TSS) vượt QCVN quy định. Kết quả phân tích các thông số còn lại của các mẫu nước biển tại vùng xuất hiện vệt vàng và vùng không xuất hiện vệt vàng có chất lượng tương đương nhau.

Ông Nguyễn Việt Hùng, nhận định việc xuất hiện hiện tượng tảo Giáp Gonyaulax polygramma với số lượng lớn và nở hoa là do nồng độ amoni quá cao. “Thông số amoni vượt giới hạn cho phép có thể là do tồn dư chất hữu cơ ở các khu vực sản xuất nông nghiệp hoặc của khu nuôi trồng thủy hải sản hình thành nên chứ không phải do sản xuất công nghiệp” – ông Hùng nói.

Trước đó, vào tháng 2, ở vùng biển Chân Mây – Lăng Cô thuộc xã Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc cũng xuất hiện nhiều vệt nước màu đỏ, nguyên nhân được khẳng định là do sự xuất hiện với số lượng lớn của loài tảo Noctiluca scintillans.Theo ông Hùng, đây là hiện tượng khá lạ, gây sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế chưa có dữ liệu cũ về loài tảo này xuất hiện ở vùng biển xã Lộc Vĩnh nên không thể so sánh, đánh giá mức độ xuất hiện như hiện nay.

“Chúng tôi đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung và tăng cường hoạt động quan trắc tại các khu vực trên nhằm hỗ trợ địa phương trong công tác bảo vệ môi trường” – ông Hùng cho biết thêm.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 31/03/2017
Q. Nhật
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 16:35 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 16:35 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:35 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:35 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:35 21/12/2024
Some text some message..